Items
-
Tứ thư đại toàn tiết yếu - Luận ngữ
Quyển Đại học chép bài tựa Tứ thư Ngũ kinh tính lý đại toàn do Minh Thành Tổ ngự chế. Tiếp đến là phần Tứ thư tiết yếu mục lục (Mục lục sách Tứ thư tiết yếu) gồm Đại học 1 quyển, Luận ngữ 3 quyển, Mạnh tử 3 quyển và Trung dung 1 quyển. Tuy nhiên dựa vào bộ sưu tập hiện chỉ còn Sách Đại học và Trung Dung, và Luận ngữ, thiếu phần Mạnh tử. -
Tứ thư đại toàn tiết yếu - Trung dung
Quyển Đại học chép bài tựa Tứ thư Ngũ kinh tính lý đại toàn do Minh Thành Tổ ngự chế. Tiếp đến là phần Tứ thư tiết yếu mục lục (Mục lục sách Tứ thư tiết yếu) gồm Đại học 1 quyển, Luận ngữ 3 quyển, Mạnh tử 3 quyển và Trung dung 1 quyển. Tuy nhiên dựa vào bộ sưu tập hiện chỉ còn Sách Đại học và Trung Dung, và Luận ngữ, thiếu phần Mạnh tử. -
Tứ thư đại toàn tiết yếu - Đại học
Quyển Đại học chép bài tựa Tứ thư Ngũ kinh tính lý đại toàn do Minh Thành Tổ ngự chế. Tiếp đến là phần Tứ thư tiết yếu mục lục (Mục lục sách Tứ thư tiết yếu) gồm Đại học 1 quyển, Luận ngữ 3 quyển, Mạnh tử 3 quyển và Trung dung 1 quyển. Tuy nhiên dựa vào bộ sưu tập hiện chỉ còn Sách Đại học và Trung Dung, và Luận ngữ, thiếu phần Mạnh tử. -
Trang tử tuyết
Sách gồm 1 bài tựa do Cối Kê Trần Đại Văn soạn 會稽陳大文撰soạn vào năm Gia Khánh thứ 4 (1763); Một bài Sử kí Trang tử liệt truyện; 1 bài kí nơi từ đường Trang tử do Tô Đông Pha soạn; 1 bài tùy bút của Tam Tại Trai làm khi đọc Trang tử. Nội dung sách Trang tử được chia làm 33 thiên. Trong đó 7 thiên thuộc Nội thiên, 15 thiên thuộc Ngoại thiên và 11 thiên thuộc Tạp thiên. -
Trang tử tuyết
Sách gồm 1 bài tựa do Cối Kê Trần Đại Văn soạn 會稽陳大文撰soạn vào năm Gia Khánh thứ 4 (1763); Một bài Sử kí Trang tử liệt truyện; 1 bài kí nơi từ đường Trang tử do Tô Đông Pha soạn; 1 bài tùy bút của Tam Tại Trai làm khi đọc Trang tử. Nội dung sách Trang tử được chia làm 33 thiên. Trong đó 7 thiên thuộc Nội thiên, 15 thiên thuộc Ngoại thiên và 11 thiên thuộc Tạp thiên. -
Tâm pháp thiết yếu chân kinh
“Thơ, câu đối, chiếu, ca, tán khuyên rèn luyện tâm tính để hưởng phúc lành. Bài ca Nôm cầu nguyện cho người sống và độ trì cho người chết.” -
Bảo am tăng kí
Sách mủn rách nhiều, mất trang bìa và một số trang cuối. Sách ghi lại nội dung 50 thẻ bốc, thường được để nơi Tam Bảo dành cho những người khi lễ chùa xin bốc thẻ xem vận may rủi trong 1 năm. Mỗi thẻ ghi đều mang nội dung cụ thể như Đệ nhất thượng thiêm 第一上籤: tổng đoán 總斷, tự thân自身, gia trạch家宅, phong thủy風水, cầu mưu求謀, hôn nhân婚姻, lục giáp六甲, xuất hành出行, hành nhân行人, thất vật失物, quan sự官事, bệnh hoạn 病患. -
Diên quang tam muội
Nội dung văn bản nói về cách điểm nhãn, các nghi thức trong khoa thỉnh Phật thông qua các bài kệ, khải, bạch, chú…và những phương pháp làm bùa an thần, có vẽ lại những hình bùa cụ thể. -
Độc thư cách ngôn
“Nội dung: Sưu tập lời khuyên của các danh nhân Trung Quốc, để lại cho đời sau về học tập, tu dưỡng bản thân, chọn bạn tâm hữu, đối nhân xử thế… Riêng chương Quan châm tiệp lục là lời khuyên đối với các Nho sĩ trẻ tuổi mới ra làm quan. Các đoạn trích văn đều có ghi rõ tác giả và xuất xứ sách tham khảo”. -
Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
“Các nghi lễ trong đạo Phật; các bài văn, các đạo bùa dùng trong lúc làm đàn chay, giải oan, phá ngục v.v. Chuyện mục Kiện Liên; 1 bài văn Nôm nói về cách cúng Phật.” -
Kỉ niệm công đức bi
Sách ghi lại tấm bia Kỉ niệm công đức tại chùa Phổ Nhân. Ngôi chùa này còn có tên dân gian là chùa Phú Cốc vì nằm trên địa phận làng Phú Cốc. Tấm bia được mang niên đại năm Ất Dậu triều Bảo Đại. Ngoài văn bia, sách còn ghi lại hệ thống hoành phi, câu đối viết bằng chữ Hán ở nhà Tổ, nhà Mẫu, ban Tứ ân, ban Thánh hiền, và cổng chùa. -
Tứ Hạo từ quy Thương sơn trần tình biểu
Thực tế khảo sát cho thấy đây là một văn bản sao chép tổng hợp (Văn tạp sao) của nhiều tác giả, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như văn tế, tấu, trần tình, chúc, vãn, mừng, ca… Tuy nhiên, chủ đạo vẫn là các bài văn tế mang nhiều nội dung như Văn tế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; Hán Vương khóc Hạng Vũ do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn; Văn tế thần; Văn tế trời… -
Sa di ni uy nghi yếu lược (quyển hạ)
Những giới luật và nghi lễ quan trọng trong đạo Phật dành cho Sa di Ni, những người mới xuất gia bắt buộc phải tuân theo đó mà thực hành nơi cửa thiền. Nội dung quyển hạ ghi lại 21 điều trong Uy nghi môn như Kính tam bảo 敬三寶; Kính đại sa môn 敬大沙門; Sự sư 事師; Tùy sư xuất hành 隨師出行; Nhập chúng 入眾; Tùy chúng thực 隨眾食;… Thị vật 市物. -
Tam giáo [Chính độ tập yếu]
“Bản tóm tắt sách Tam giáo chính độ thực lục[三教正度實錄]: Nghi thức lễ tang của 3 tôn giáo Nho, Phật, Đạo. Nho giáo: lễ tiết linh sàng, phân kim, điểm huyệt... Phật giáo: đàn chay, tụng kinh, siêu độ... Đạo giáo: phù phép, yểm chú...” -
Cảnh sách thiền đường
Sách mất trang bìa, tổng cộng 73 trang chép tay; phần sau đóng kèm bản khắc in Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển thượng 諸經日誦集要卷上. Nội dung gồm những bài văn Cảnh sách thúc giục khuyên răn những người tu hành sớm tối nên đọc. Trong mỗi bài đoạn đầu viết bằng chữ Hán, đoạn lời văn bằng chữ Nôm. Các bài văn như: Cảnh sách thiền đường 警策禪堂 (đọc sau mỗi buổi tối khi tiếng chuông vừa dứt); Tịnh nghiệp đường cảnh sách 淨業堂警策 (đọc lúc mặt trời sắp mọc vào sáng sớm); Lão đường cảnh sách văn 老堂警策文 (đọc lúc mặt trời sắp mọc vào sáng sớm)… -
[Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị]
Bản chép tay sách Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị. Tuy nhiên sách chỉ còn lại một phần thuộc quyển 7 và toàn bộ quyển 8 chép đầy đủ các bệnh về khoa Phụ nhân, nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị và những bài thuốc bằng thuốc nam cũng như công dụng của chúng. Các bệnh như: Thương thực 傷食, Lão nhân 老人… -
Đại Nam quốc sử diễn ca
“Tập diễn ca lịch sử Việt Nam bằng thơ quốc âm. Nguyên trước đã có một sáng tác khuyết danh mang tên Sử ký quốc ngữ ca [史記國語歌] hoặc Sử ký ca [史記歌], kể lịch sử từ thời Hồng Bàng [鴻龎] đến khi Mạc Đăng Dung [莫登庸] cướp ngôi nhà Lê. Sau, Lê Ngô Cát [黎吳吉] (cử nhân 1843) và Phạm Đình Toái [范廷碎] (cử nhân 1848) bổ sung chỉnh lý thành bản 2054 câu, kể lịch sử đến hết đời Lê Chiêu Thống [黎昭統]. Lời thơ lục bát đậm đà phong cách dân gian và tinh thần tự hào dân tộc” -
Ngọc hạp toản yếu thông dụng
Cách xem tuổi, xem ngày, xem vận niên, xem sao, xem ngũ hành, bói thẻ… để đoán biết việc tốt, xấu, sống lâu hay chết yểu, ngày nào nên đi buôn, ngày nào nên xuất quân, ngày nào nên cưới xin… -
Bồ Tát giới kinh/Phật thuyết Phạn võng kinh
Kinh Phạn võng do Pháp sư Cưu Ma La Thập người Tam Tạng dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Hậu học Bồ tát giới Tỷ khiêu Thích Thanh Khoát biệt hiệu Yên Hà, pháp danh Minh Đức thụ trì và dịch viết từ Việt văn ra chữ Hán Nôm dựa vào bản dịch nghĩa Việt văn Bồ Tát giới kinh do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đuốc Tuệ xuất bản. Nội dung gồm những giới luật và nghi thức tụng niệm trong đạo Phật. -
Thỉnh Phật giản khoa
Khoa thỉnh Phật giản lược, bao gồm các phần Lô hương tán 爐香讚, Cử tán舉讚,… nhằm tán dương công đức chư Phật mười phương. -
Thi kinh diễn nghĩa q.5
Bộ Thi kinh diễn nghĩa gồm 4 quyển, sách do người đời sau chép lại có thể từ một bản khắc in, hiện thiếu quyển 1 nên chưa rõ người chép và niên đại của sách. Nội dung chú thích và diễn nghĩa toàn bộ Kinh thi ra chữ Nôm. Phần chú thích ghi chữ Hán, phần diễn nghĩa bằng chữ Nôm theo từng câu trong mỗi bài thơ. -
Thi kinh diễn nghĩa q.4
Bộ Thi kinh diễn nghĩa gồm 4 quyển, sách do người đời sau chép lại có thể từ một bản khắc in, hiện thiếu quyển 1 nên chưa rõ người chép và niên đại của sách. Nội dung chú thích và diễn nghĩa toàn bộ Kinh thi ra chữ Nôm. Phần chú thích ghi chữ Hán, phần diễn nghĩa bằng chữ Nôm theo từng câu trong mỗi bài thơ. -
Thi kinh diễn nghĩa q.3
Bộ Thi kinh diễn nghĩa gồm 4 quyển, sách do người đời sau chép lại có thể từ một bản khắc in, hiện thiếu quyển 1 nên chưa rõ người chép và niên đại của sách. Nội dung chú thích và diễn nghĩa toàn bộ Kinh thi ra chữ Nôm. Phần chú thích ghi chữ Hán, phần diễn nghĩa bằng chữ Nôm theo từng câu trong mỗi bài thơ. -
Thi kinh diễn nghĩa q.2
Bộ Thi kinh diễn nghĩa gồm 4 quyển, sách do người đời sau chép lại từ có thể từ một bản khắc in, hiện thiếu quyển 1 nên chưa rõ người chép và niên đại của sách. Nội dung chú thích và diễn nghĩa toàn bộ Kinh thi ra chữ Nôm. Phần chú thích ghi chữ Hán, phần diễn nghĩa bằng chữ Nôm theo từng câu trong mỗi bài thơ.