“Văn bản chép tay tác phẩm Vũ trung tùy bút rất công phu trên giấy tốt, có ghi tên người chép sách và năm chép: 丙午秋七十九孝任齋手筆奉抄 Mùa thu năm Bính Ngọ (1906), Hiếu Nhiệm (Nhậm) Trai 79 tuổi chính tay vâng chép (Hiếu Nhiệm Trai tên hiệu của người chép, chữ Nhiệm viết kiêng húy bỏ thiếu nét sổ giữ chữ Nhâm).
Thượng tập 上集: tờ 1- 70: Không có tựa bạt, bắt đầu vào ngay chính văn: 京中三十六坊各有坊長 Kinh trung tam thập lục phường, các hữu phường trưởng/ Trong kinh có 36 phường, mỗi phường đều có phường trưởng … Các đoạn sau mới có đề mục: Học thuật 斈術, Tự học 字斈, Địa mạch nhân vật 地脉人物, Khoa cử 科舉, Văn thể 文体, Thí pháp 試法, Thi thể 詩体, Sách vấn 策問, Trường An tứ hổ 長安四虎, Y học 醫斈.
Hạ tập 下集: tờ 71- 124: Tự điển 祀典, Kỷ dị 紀異, Quái lục 怪錄.” (Thọ, pp. 476-477).
Việt sử tập yếu tiện lãm 越史集要便覽 có nghĩa là Biên tập những điều cốt yếu của Việt sử để tiện xem đọc. Sách được chia làm ba quyển: q.1: Chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến đời Trần Anh Tông. q.2: Từ đời Trần Minh Tông đến khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi; Nguyễn Kim dấy binh khôi phục nhà Lê. q.3: Từ Lê Trang Tông (Lê trung hưng) đến Gia Long lên ngôi, đổi quốc hiệu Việt Nam. (Thọ, pp. 472-474).
Việt sử tập yếu tiện lãm 越史集要便覽 có nghĩa là Biên tập những điều cốt yếu của Việt sử để tiện xem đọc. Sách được chia làm ba quyển: q.1: Chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến đời Trần Anh Tông. q.2: Từ đời Trần Minh Tông đến khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi; Nguyễn Kim dấy binh khôi phục nhà Lê. q.3: Từ Lê Trang Tông (Lê trung hưng) đến Gia Long lên ngôi, đổi quốc hiệu Việt Nam. (Thọ, pp. 472-474).
Việt sử tập yếu tiện lãm 越史集要便覽 có nghĩa là Biên tập những điều cốt yếu của Việt sử để tiện xem đọc. Sách được chia làm ba quyển: q.1: Chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến đời Trần Anh Tông. q.2: Từ đời Trần Minh Tông đến khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi; Nguyễn Kim dấy binh khôi phục nhà Lê. q.3: Từ Lê Trang Tông (Lê trung hưng) đến Gia Long lên ngôi, đổi quốc hiệu Việt Nam. (Thọ, pp. 472-474).