Items
-
[Tạp văn]
Nội dung ghi chép các lá sớ độ vong của thân nhân cho những người đã mất. Đối với những người đã mất có ghi đầy đủ tên tự, tên hiệu, thuỵ, ngày sinh, giờ mất, ngày mất, số tuổi hưởng linh. Đồ lễ có chia theo thứ bậc năm, tháng, ngày dành cho các Niên thần, Nguyệt thần.... Như niên thần dùng lễ gì? Nguyệt thần dùng lễ gì?... -
Câu đối hiếu
Văn bản chép tay mẫu câu đối hiếu dùng trong tang lễ. Nội dung bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Câu đối của bản tộc; Câu đối anh khóc em; Câu đối vợ khóc chồng; Câu đối con rể khóc bố mẹ vợ; Câu đối của cháu ngoại; Câu đối của cháu nội; Câu đối con gái khóc cha mẹ… -
Tường đính cổ văn bình chú
Cừ Dương Lưu Dự Yêm tiên sinh giám định 渠陽劉豫奄先生鑒定/ Tích Sơn Quá, Cộng Thương Hầu, Thượng Nguyên Hoàng, Việt Tế Phi tuyển bình 錫山過珙商候上元黄越際飛選評. Thượng Hải上海.: Quảng Ích thư cục ấn hành廣益書局印行. Nội dung chính là bình chú cổ văn của các tác phẩm danh gia Trung Quốc thời trước như: Việc Khổng tử qua nước Tần, Con trai của Tấn Hiến Văn thành gia thất, Phạm Thư thuyết Tần Vương... -
Từ Hàn cử yếu
Nội dung chủ yếu là các mẫu văn bản, văn thư giấy tờ trình báo...: Đơn xin làm việc, Văn bản, Biên nhận hoặc đoan nhận, Giấy xin phép... -
Cửu chương lập thành toán pháp
pending -
Quan âm phổ môn phẩm kinh
Bố cục sách được đóng gộp hai phần. Phần thứ nhất là Quan âm phổ môn kinh (Phẩm Phổ môn) được trích trong bộ kinh Diệu pháp liên hoa khắc in lại vào năm Nhâm Ngọ niên hiệu Tự Đức. Nội dung gồm các bài Hương tán, bài chân ngôn, bài kệ, nói về những phép huyền diệu của Quan Thế Âm Bồ Tát; Tiếp theo là trích đoạn hai bộ kinh: Phật thuyết cứu khổ và Kinh Bát Nhã. Phần thứ hai ghi phụ lục hai khoa cúng trong Thủy lục chư khoa được khắc in lại vào năm Bảo Đại 9 (1933): Thí thực khoa 施食科 và Phóng sinh khoa 放生科. -
Thuỷ lục chư khoa
Các khoa cúng Phật như: Mông sơn khoa蒙山科; Thăng bảo đài khoa昇寳臺科; Chúc thực khoa咒食科; Thập cúng khoa十供科; Thỉnh mục liên khoa請目連科; Thỉnh Địa tạng khoa請地藏科; Thụ phướn khoa竪幡科; Giải két khoa解結科; Mãn tán Tạ khóa nghi满散謝謝課儀. -
Thuỷ lục chư khoa
Các khoa cúng Phật như: Mông sơn khoa蒙山科; Thăng bảo đài khoa昇寳臺科; Chúc thực khoa咒食科; Thập cúng khoa十供科; Thỉnh mục liên khoa請目連科; Thỉnh Địa tạng khoa請地藏科; Thụ phướn khoa竪幡科; Giải két khoa解結科; Mãn tán Tạ khóa nghi满散謝謝課儀. -
Thuỷ lục chư khoa
Các khoa cúng Phật như: Mông sơn khoa蒙山科; Thăng bảo đài khoa昇寳臺科; Chúc thực khoa咒食科; Thập cúng khoa十供科; Thỉnh mục liên khoa請目連科; Thỉnh Địa tạng khoa請地藏科; Thụ phướn khoa竪幡科; Giải két khoa解結科; Mãn tán Tạ khóa nghi满散謝謝課儀. -
Thuỷ lục chư khoa tập tứ
Năm khoa cúng Phật như: Phóng sinh khoa放生科; Phóng đăng khoa放燈科; Thăng bảo đài khoa昇寳臺科; Mông sơn khoa蒙山科; Mãn tán tạ khóa nghi满散謝課儀. -
Tăng bổ yết ma huyền ti sao
Những giới luật, phép trong nhà Phật cho những người tu hành theo từng cấp độ như Phép thọ Sa di; Phép thọ Tỷ khiêu; Phép thọ Tỷ khiên ni; Phép thỉnh Yết ma sư... -
[Thi văn tạp sao]
Tập ghi chép tổng hợp được chia làm hai phần. Phần đầu bao gồm thơ, văn tế, trướng,…: Hồ Dương công chúa vọng Tống Hoằng thi 胡陽公主望宋弘詩; Hạ nhật trường thi 夏日長詩; Tế nhạc phụ văn 祭岳父文… và phần sau là các thể loại câu đối được bài trí trong hệ thống chùa, đình, từ đường…truyền thống. -
Tổ sư ngữ lục
Ghi chép về hành trạng, sự tích, những lời kệ của hai vị thiền sư là Thủy Nguyệt thiền sư水月襌師 và Chân Dung thiền sư真融襌師 ở nước Nam thuộc tông phái Thiền Tào Động. -
Tào động chính tông lịch đại tổ sư khoa
Khoa cúng Tổ các đời dòng trưởng thuộc tông phái Thiền có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phần sau chép sắc phong cho các vị Tổ sư đời thứ 2, đời thứ 4 và đời thứ năm vào các năm Chính Hòa 24 (1703), và Cảnh Hưng 11 (1750). -
Tân san Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.10)
Sách thiếu q.01, q.2, q.3, q.4, và q.7. Bộ đầy đủ bao gồm 10 quyển, mỗi quyển được chia thành 1 khoa, mỗi khoa chia thành nhiều bệnh khác nhau. Mỗi bệnh cụ thể đều có nêu triệu chứng và phương pháp điều trị. Q.5 các bệnh về khoa Bất thống 不痛 . Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒. Q.10 các bệnh về khoa Thể ngoại 體外. -
Tân san Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.9)
Sách thiếu q.01, q.2, q.3, q.4, và q.7. Bộ đầy đủ bao gồm 10 quyển, mỗi quyển được chia thành 1 khoa, mỗi khoa chia thành nhiều bệnh khác nhau. Mỗi bệnh cụ thể đều có nêu triệu chứng và phương pháp điều trị. Q.5 các bệnh về khoa Bất thống 不痛 . Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒. Q.10 các bệnh về khoa Thể ngoại 體外. -
Tân san Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.8)
Sách thiếu q.01, q.2, q.3, q.4, và q.7. Bộ đầy đủ bao gồm 10 quyển, mỗi quyển được chia thành 1 khoa, mỗi khoa chia thành nhiều bệnh khác nhau. Mỗi bệnh cụ thể đều có nêu triệu chứng và phương pháp điều trị. Q.5 các bệnh về khoa Bất thống 不痛 . Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒. Q.10 các bệnh về khoa Thể ngoại 體外. -
Tân san Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.6)
Sách thiếu q.01, q.2, q.3, q.4, và q.7. Bộ đầy đủ bao gồm 10 quyển, mỗi quyển được chia thành 1 khoa, mỗi khoa chia thành nhiều bệnh khác nhau. Mỗi bệnh cụ thể đều có nêu triệu chứng và phương pháp điều trị. Q.5 các bệnh về khoa Bất thống 不痛 . Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒. Q.10 các bệnh về khoa Thể ngoại 體外. -
Tân san Nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.5)
Sách thiếu q.01, q.2, q.3, q.4, và q.7. Bộ đầy đủ bao gồm 10 quyển, mỗi quyển được chia thành 1 khoa, mỗi khoa chia thành nhiều bệnh khác nhau. Mỗi bệnh cụ thể đều có nêu triệu chứng và phương pháp điều trị. Q.5 các bệnh về khoa Bất thống 不痛 . Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒. Q.10 các bệnh về khoa Thể ngoại 體外. -
[Tam tạng kinh thi]
Nội dung có thể coi là bộ thi văn tạp sao do Tỷ khiêu Thanh Khoát thụ trì; phần câu đối, phú do Tỷ khiêu Quảng Dung sao. Do sách không có trang bìa và niên đại nên tạm lấy bài đầu tiên Tam tạng thi kinh làm nhan đề chính cho sách. Bố cục sách bao gồm các bài thơ, tán, sắc phong, câu đối, phú, phúng, điếu,... Một số bài thơ ngoài phần chữ Hán có thêm phần diễn nghĩa bằng chữ Nôm ở sau. -
Dược sư kinh
Điều mong ước lớn của Phật là muốn chúng sinh thân tâm an lạc, không bệnh tật, không đói nghèo, giải thoát khỏi mọi khổ ải. Những bài tán, kệ, chú dùng khi tụng kinh Dược sư. -
Phật môn giản lược công văn thiện bản quyển chi tam
Sớ, biểu, văn tế... dùng trong nhà chùa: sớ mời sư rước kinh; biểu báo ân, cúng Phật; văn tế cô hồn v.v. 16 câu đối. -
Thái căn đàm toàn tập
Bố cục được chia làm 2 quyển (quyển thượng và quyển hạ) đóng chung 1 tập. Bản hiện còn được sao lại từ một bản khắc in lại vào năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), mộc bản lưu tại chùa Đông Cao, xã Đại Võ, huyện Võ Giàng. Sách gồm 1 tựa do Tam Phong chủ nhân Vu Khổng Kiêm đề (Vu Khổng Kiêm hiệu Tam Phong chủ nhân đề); 1 bài tựa làm khi trùng san do Sa môn An Thiền viết. Nội dung “Những câu châm ngôn trích từ các sách Kinh, Sử… của Nho và Phật xếp thành các mục: tu tỉnh, ứng thù (cách ứng xử với người), bình nghị (nhận xét và đánh giá về cuộc sống), nhàn thích (suy ngẫm, chiêm nghiệm lúc nhàn rỗi)…” -
Tạp chứng môn khoa
Các bệnh lý thông thường, nguyên nhân, cách biểu hiện và các bài thuốc điều trị như Trúng phong中風; Đậu chứng痘症; Thương hàn傷寒; Phúc thống腹痛… Nguyên nhân và các biểu hiện của từng bệnh được diễn giải bằng chữ Nôm, các bài thuốc đặc trị diễn giải bằng chữ Hán. -
Vạn pháp chỉ nam
Từ điển giải thích thuật ngữ trong đạo Phật không chia theo môn loại giống như các từ điển song ngữ Hán – Nôm, mà chia theo số thứ tự từ nhất, nhị, tam…: Nhất chân 一真, nhất như 一如, nhất lý一理, nhất thừa一乘, nhất pháp 一法… Thụ thực tồn ngũ quan 受食存五觀, ngũ biệt cảnh 五别境, Ngũ bách pháp biến hành 五百法遍行…