Items
-
Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư
"Cử nhân Lương Trúc Đàm soạn. Bộ sách soạn cho học sinh, viết một cách giản lược về địa dư, những việc thực, tư tưởng của nước Nam..." (Thọ, pp. 342-343). -
Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư
Xem Thọ, p. 342. -
Tân đính luân lý giáo khoa thư
“Sách giáo khoa của trường Đông kinh nghĩa thục, tuyên truyền tư tưởng Duy Tân, phê phán lề thói cổ hủ.” (Thọ, p. 342). -
Tân đính cố sự tầm nguyên tường giải toàn thư (q.04-06)
Xem Thọ, p. 341. -
Tân đính cố sự tầm nguyên tường giải toàn thư (q.01-03)
Xem Thọ, p. 341. -
Tâm nang đại tập
“Tên sách đầy đủ ghi ở tờ 1a: Đỉnh phong tùng lục tân soạn tẩm tử Tâm nang đại tập. Sách sưu tập các bài sớ khấn cáo trong các cuộc tiết lễ, có lẽ để làm mẫu sẵn để tùy theo từng trường hợp cụ thể theo mẫu đó soạn ra mà sử dụng. Phần đầu gồm một số bài sớ thỉnh trừ tai giải nạn, không thấy tiêu mục riêng mà cũng không xếp vào quyển nào: - Nông dân tống hoàng trùng sớ (Sớ của nông dân khấn cáo xin trừ nạn hoàng trùng – tức bệnh rầy nâu phá lúa) - Nông dân lễ cúng thường tân sớ (Sớ của nông dân khấn cáo lễ cúng cơm mới ở đình làng) - Thiền môn lễ cúng thường tân sớ (Sớ nhà chùa khấn cáo lễ cúng cơm mới) - Thiền tăng lập cảnh khai sơn phạt mộc dự cáo sớ ( Sớ của nhà sư khấn cáo xin thổ địa thần kỳ cho phép vào rừng đốn gỗ phát hoang để làm chùa xây tháp v.v…) - Lễ nhạc sư cầu thọ tống ách ninh tường biểu (Sớ của thầy cúng cầu khấn thần linh giải trừ ách nạn ban phúc thọ cho thân chủ)- Cầu sự dĩ thành lai tạ sớ (Sớ tạ ơn sau khi cầu khấn mà việc đã thành) - Giải quái mộng sớ ( Sớ khấn cáo xin giải thích mộng lạ)- Giải xà quái sớ (Sớ cầu khấn xin đuổi rắn dữ) - Giải điểu quái (Sớ cầu khấn xin đuổi chim dữ)… Q.1: Cầu phúc tập 求福集: - Xuân tiết minh niên nghênh tường sớ (Sớ mừng xuân đón điềm lành năm mới) - Tam nguyệt thanh minh tiết sớ (Sớ cầu phúc lễ Thanh minh tháng ba) - Ngũ nguyệt Đoan ngọ sớ (Sớ cầu phúc lễ Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5) - Thu tiết nghênh tường sớ (Sớ cầu phúc đón điềm lành mùa thu) - Bát nguyệt Trung thu tiết sớ (Sớ cầu phúc tiết Trung thu) v.v.. Q.2: Cầu sám tập 求懺集: - Xuất gia quy y thế phát sớ (Sớ khấn cáo khi làm lễ cạo tóc xuất gia quy Phật) - Tại gia quy y sám hối sớ (Sớ sám hối cho người quy y tại gia) - Thiền tăng trụ trì sám hối nhật tự sớ (Sớ của sư trụ trì chùa tự sám hối) - Tại gia lập ban Phật sự tập sóc vọng sớ (Sớ của người tu tại gia sám hội trước bàn thờ Phật ngày mồng một, rằm) Q.3: Cầu tiến tập 求薦集: - Tôn sư hạ nhật hiến trai (Mời cơm thầy học nhân lễ mừng) - Tôn sư húy nhật hiến trai (Mời cơm thầy học nhân nhà có giỗ) - Thượng đức giáng sinh tức nhất cung trần lễ hạ (Mời cơm sư chùa nhân lễ Phật đản). Tập sách này như các mục đã kê có lẽ không có tác dụng làm mẫu văn cho hiện tại, nhưng người nghiên cứu xã hội học, phong tục học có thể tham khảo để biết rõ nghi thức lễ tiết ngày truớc.” (Thọ, pp. 339-349). -
Tâm lược thiên khu
“Đầu sách đề Tâm lược thiên khu [心略天樞] quyển chi nhất, Minh Lưu Bá Ôn tập soạn 明劉伯温集撰. Lưu Bá Ôn người đời Minh (TQ). Người chép trích lấy mấy đoạn giải thích về nước thuỷ triều, về cách phân định ngày giờ, năm tháng, về cách xem thiên văn v.v... Tiếp đến là bài Hải thuỷ hồ ca 海水湖歌 : Hải thuỷ dựng thời nhân vị tri, Nhất nhật luân hề nhị phiên kỳ. Chính thất nguyệt phụng nhị thập thất, Nhị bát nguyệt sơ ngũ thập bát quy. Tam cửu nguyệt sóc vọng, nhị thập cửu, ngũ thập nhất nguyệt trùng, nhị thập chi tứ lục lạp, sơ cửu nhị thập tam nhật, thử vi hải thuỷ triều ca suy. Long vương sinh nhật [龍王生日]. Định thời khắc pháp [定時刻法]. Trắc thiên yếu phú [測天要賦]. Tiếp đến là Tâm lược thiên thu quyển chi tứ (Không thấy Q.2 - 3): Lôi khí chiêm pháp 雷氣占法, Từ tờ 13 là Thiên vận bí thư 天運祕書 Dưới đề là Phùng trạng nguyên soạn [馮狀元撰], gồm 16 điều: 1. Xem cát hung canh 5 đêm 30 tết để biết năm sau 2. Xem cát hung ngày kinh trập (sâu ra): Tháng giêng, hai, ba, 12 các giờ Dậu, Tuất, Hợi , Tí , Ngọ mà nghe sấm động thì thiên hạ thái bình, hoa cốc lục súc vạn phẩm đại thu. (3) Xem cát hung khi sấm kêu gió nổi(4) Xem cát hung ngày lập xuân. (5) Xem vận niên cát hung: Giáp Ất chi niên đại hoà bình, Bính Đinh chi niên khổ chư gia; Mậu Kỷ chi niên đa bệnh tử. Canh Tân chi niên khởi can qua, Nhâm Quý chi niên phùng đại loạn. (6)Xem đêm trăng trời trong hay đục (7) Xem 4 thời 8 tiết gió thuận hay ngược (8) không có (9) Xem sự tương ứng hạn và mưa.(10)Xem lúa tốt hay xấu (11)Xem thảo mộc hoa quả đắc thất: Tân lang đa quả đắc hoà cốc, nhân vật an ninh; thiểu hoa quả thất hoà cốc, nhân vật bất an. Bản đậu (Đậu ván) tiền (ra sớm) đắc hoa quả, đắc hoà cốc, tiền trung hậu giai nhiên... (12) Xem cầm thú tri hoà cốc (16)Xem cát hung khi xuất hành: Khán xuất hành môn nội ngoại, ngộ nam tiền nữ hậu, đại cát; ngộ nam hồng y thanh y, cát; ngộ nhân đài vật đáo nghênh, cát. Ngộ nam nữ ngôn ngữ hỷ duyệt hứa vật, cát. Ngộ nam nữ hữu tiền tài cát. Ngộ đa mễ diêm, cát. Ngộ gia nhân ngênh đáo cát... Ngộ đa nam nữ, hung. Phùng lão nhân, hung. Ngộ thiếu nữ, hung... Minh niên sơ nhất nhật, phùng nam nữ ngôn ngữ hứa vật, nhập gia trung tiếu lạc, đại cát. (17) Khán thế nhân thọ yêủ; Người già đang béo hoá gầy, sẽ chết, người đang gầy hoá béo, thượng thọ (18) Xem trời trăng sao đoán cát hung.” (Thọ, pp. 339-339). -
Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp ký
Xem Thọ, p. 349. -
Tăng đính bản thảo bị yếu
“Sách chép các cây thuốc và vị thuốc Nam dược, như hoàng kỳ [黄耆], cam thảo [甘草], nhân sâm [人參], sa sâm [沙參], huyền sâm [玄參]… có tóm tắt nêu tác dụng chữa bệnh của từng vị.” (Thọ, p. 338) -
Tạ Lâm thị lang vi cử khải
“Sách không có đầu đề, chữ Hán, dày 98 tờ. Nội dung là các bài văn khải, biểu mừng, tạ đáp. Chữ thảo rất khó đọc. Từ 1- 28 là các bài khải, biểu, tựa, bạt như: - Diệp Thanh phủ đồng quy lục hậu tự - Dương Văn công chân bút di giáo kinh - Bạt Chu tử Đức Dĩnh Trai - Bạt Lư Phúc chi Xuân Thu đại nghĩa - Trứ tác Xuân Thu giảng nghĩa - Bạt Dự chương hoàng lượng thi quyển - Bạt Tống Chính phủ thi tập Từ 29- 33 lại đề là Chân Tây Sơn văn tập, trong đó các bài từ cầu cát tường: - Lập xuân nhật Tiên Du Yên Phụng Ngọc hoàng thanh từ - Nhâm Thìn thượng nguyên thiết tiên thanh từ - Tờ 34 - 61: tập trướng đối mừng thọ thân mẫu tri huyện Tiên Du 70 tuổi. - Tờ 61 - 76: các bài văn thơ tiễn tặng (Tống chánh sứ Hải Phái Bùi ông; Phục Thương Sơn chủ nhân nguyên vận; Tống chánh sứ Năng Tĩnh Phan ông; Tống Ất phó Tốn Ban Nguyễn ông; Tiễn Thạch Giản Mai thám hoa...) - Từ 77- 84 Nam Việt Phong nhã thống biên tự ( bút son đề là Bắc sứ soạn) đề năm Đạo Quang 29 của Lao Sùng Quang - sứ thần nhà Thanh. Tiếp đến là thơ văn của Lao Sùng Quang- Khâm sứ Lao đại nhân thi thảo:- Tĩnh Thần dịch- Bắc quy túc Yên Thương dịch v.v...có thơ xướng hoạ của họ Lao với các quan Việt Nam ( Nguỵ Khắc Tuần, Phan Tùng, Hoàng Du ). - Từ 85- 94: Tập trướng đối mừng thọ thân phụ Tri huyện Thọ Xương, có các bài như: Bia văn chỉ ở Thiệu Hoá Thanh Hoá, Bia văn miếu phủ Thường Tín, trướng mừng thọ, mừng sinh con trai, Nghiêm Thắng tự chung ký, Chân Tiên tự ký.” (Thọ. pp. 337-338). -
Văn từ thể cách
Pending. -
Vạn lí hành ngâm
“Đầu sách có thơ ngự chế của vua Tự Đức và đề từ của Tuy Lý quận vương Miên Trinh; cuối sách có Bạt của Thạch Nông Nguyễn Tư Giản và Tựa của tác giả. Nội dung: Thơ sáng tác trong chuyến tác giả đi sứ Trung Quốc năm Đinh Sửu (1817). Từ khi vâng mệnh từ Huế ra Bắc, qua sông Nhị Hà lên đường sang Trung Quốc, làm xong sứ mệnh, thăm viếng xướng hoạ với các văn nhân Trung Quốc, lên đường về đến kinh đô Huế… đều ghi lại bằng thơ, lấy tên là Vạn lý hành ngâm[萬里行吟], khoảng 150 bài: Lưu biệt đô trung thân hữu [畱别都中親友], Linh Giang vãn độ [𤅷江晚渡], Độ Nhĩ hà tức mục [渡珥河卽目]…. Tân Ninh bạc chu, Yết miếu Phục Ba, Tùng sơn ngẫu bút… Nhập quan, Đáo Hà Nội, Hồi kinh phụng hoạ hoàng thượng hạnh tuần Thuận An." (Thọ, p. 465). -
Tự thọ thi liệu
Pending. -
Từ Hàn cử ngung dịch quốc ngữ
“Nội dung: Các mẫu đơn từ khế uớc căn cứ theo các tình tiết luật định, soạn ra để cho người dân khi có việc cần thì theo đúng mẫu đó mà làm giấy tờ. Đầu sách có một bài hướng dẫn chung về việc làm đơn từ: “Cách làm tờ bồi rất không ưa sự lôi thôi, trước hết phải tìm lẽ mạnh làm chủ, gọi là lập trụ. Thứ hai phải phải nghĩ định tờ ấy đầu đuôi thế nào… gọi là bài cục, rồi mới đặt lời, lời đã thông thì viết ra chữ thường không dừng bút”. Các mẫu đơn từ đại thể có các mẫu như: - Cha mẹ chia ruộng cho các con; Cha mẹ chia tài sản cho các con; Mẹ kế chia gia tài; Anh em chia gia tài; Chia nhà ruộng cho con nuôi; Đơn vay nợ thế chấp bằng vuờn nhà; Văn khế bán nhà; Phụng giáo phóng thê (chú bằng chữ Nôm: Cứ phép đạo rẫy vợ cả không đi đạo); Văn tự bán con; Đơn trình về việc bầu Chánh phó lý; Khai báo khi có trộm cướp… Mỗi mẫu đơn từ đều có một bản viết bằng chữ Nôm, một bản bằng chữ quốc ngữ.” (Thọ, p. 420). -
Trạng nguyên Hu Liêu tiên sinh gia phả
Gia phả dòng họ Nguyễn Trực 阮直 làng Bối Khê, Thanh Oai, Hà Tây. Sách gồm 3 phần: Phần 1: Gia phả họ Nguyễn, chủ yếu ghi về hành trạng Nguyễn Trực.Theo dòng ghi ở đầu cuốn sách thì Nguyễn Lực Hành là con trưởng của Trạng nguyên Nguyễn Trực, soạn cuốn gia phả này năm Hồng Đức 27 (1496). Tiên tổ họ Nguyễn, huý Tử Hữu, quê xã Bối Khê huyện Thanh Oai, làm quan với nhà Trần đến Hàn lâm viện Thị giảng kiêm Hình sứ. Cha là Nguyễn Thì Trung, hiệu Bối Khê tiên sinh được bác gái là chị của mẹ nuôi làm con, di cư sang thôn Tháp Mãn xã Thiên Lương huyện Mỹ Lương phủ Quảng Oai (sau xã này về Chi Nê huyện Chương Đức). Nhân loạn đời Hồ, Bối Khê tiên sinh chạy sang thôn Tiểu Động Mộng xã Nghĩa Bang huyện Bạch Hạc rồi lấy vợ ở đó. Sinh 4 con, 2 trai 2 gái. Con trưởng là Trực, con thứ là Chân, 2 nữ là Hiệu và Chuyên. Bối Khê tiên sinh có văn học, được vua Thái Tông triệu vào Quốc Tử Giám làm Quốc Tử Giám thư khố. Năm Ất Mão thi ở điện Hội Anh ông trúng thức, được thăng Quốc tử giám Giáo thụ. Sau xin trí sĩ mở trường dạy học. Trạng nguyên sinh năm Đinh Dậu ở am Long Đẩu núi Phật Tích. Từ nhỏ đã thông minh mẫn tiệp. 8 tuổi đi học, 12 tuổi đã biết làm thơ, 18 tuổi đỗ khoa thi Hương năm Thiệu Bình 1, 26 tuổi đỗ Trạng nguyên khoa Đại Bảo 3 (1442), làm quan Quốc Tử Giám Thị thư v.v... Thọ 57 tuổi. 2. Phần 2: Chép một số thơ văn của Nguyễn Trực làm khi bị ốm. 3. Phần 3: Chép một số sắc phong.” (Thọ, p. 428). -
Tống Trân tân truyện
Pending.