Items
-
Tam thiên tự giải âm
“Sách dạy vỡ lòng cho người mới học, khoảng 3.000 chữ Hán giải nghĩa trực dịch bằng chữ Nôm, đặt thành văn vần, gồm 750 câu, mỗi câu 4 chữ. Tác giả gieo vần lưng, từ thứ tư của câu đầu hiệp với từ thứ hai của câu sau, như: Thiên trời địa đất, tử mất tồn còn, tử con tôn cháu, lục sáu tam ba, gia nhà quốc nước... Vì vậy người học rất dễ nhớ, dễ thuộc. Tên người soạn không ghi trên sách; tên sách ghi ở tờ 16 : Tự học toản yếu 自學簒要. Sách Kim mã hành dư của Ngô Thì Nhậm (trong bộ Ngô gia văn phái) có bài tựa sách Tự học toản yếu, trong đó Ngô Thì Nhậm nói rõ ông đã soạn sách Tự học toản yếu. Một đoạn trong bài Tựa ấy như sau: “Tôi từ thuở trẻ được học về văn chương. Nay được làm quan trong triều, nếu có ý nghĩa gì còn nghi ngờ thì hỏi các bậc cao cả, bèn cùng bàn bạc hỏi han nhau. Còn có những âm tiết không giống nhau, chữ viết cũng khác, không xét vào đâu cho đích xác được. Gần đây, nhân được dự việc trong tướng phủ, được xem các sách hay, tìm rộng trong các tài liệu chữ nào hiểu được, thu nhặt cất đi, phiên âm giải nghĩa, nghĩa liền với vần, vần lại đối nhau, gồm được ba nghìn chữ, đặt tên gọi là Tự học toản yếu. Sách này làm xong, đưa ván khắc in”. Qua đoạn viết này có thể xác định được tác giả sách Tam thiên tự giải âm hay còn có tên là Tự học toản yếu chính là của Ngô Thì Nhậm. Còn năm in, chữ ghi trên sách chỉ là Tân Mão. Có thể xác định năm này là Tân Mão Minh Mệnh 12 (1831), vì năm Tân Mão 1771 Ngô Thì Nhậm chưa đỗ Tiến sĩ, không phù hợp với nội dung bài Tựa nói ông biên soạn sách khi đã làm quan to trong tướng phủ, cũng không phải năm Tân Mão 1891, vì trong sách những chữ Thì đã là tên huý vua Tự Đức đều không viết kiêng huý.” (Thọ, pp. 354-355). -
Tam thập nhất điều tư lượng
Xem Thọ, p. 354. -
Tam kinh nhật tụng
Xem Thọ, p. 353. -
Tam khôi bị lục
“Không ghi tên tác giả. Nội dung: - Đầu sách có bài Tựa đề năm Tự Đức Canh Thìn của người sao chép kể việc: một ngày ông gặp được một người thày thuốc vốn giỏi văn tự, yêu thích việc xưa, bèn đến nhà thầy chơi thấy quyển sách này, ghi số người đăng khoa của 158 khoa thi lần lượt từ thời Trần đến đời Lê cùng quê quán, hành trạng, quan nghiệp rất rõ ràng. Ngoài ra còn có phần phụ lục ghi về triều Mạc. Tiếp đến là phần chính ghi các khoa thi đỗ, bắt đầu từ triều Trần Thái Tông [陳太宗], niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16, khoa Đinh Mùi, Trạng nguyên Nguyễn Hiền [阮賢], người xã Dương A, huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam Định 13 tuổi đỗ Trạng nguyên. Bảng nhãn Lê Văn Hưu [黎文休], Thám hoa Đặng Ma La ...” (Thọ, p. 353). -
Tam giáo tâm pháp
Xem Thọ, pp. 352-353. -
Tam giáo sớ văn hợp lục (q.hạ)
Xem Thọ, p. 352. -
Tam giáo sớ văn hợp lục (q.thượng)
Xem Thọ, p. 352. -
Tam giáo chính độ thực lục
Xem Thọ, p. 352. -
Tam giáo chính độ tập yếu
Xem Thọ, p. 352. -
Tạp tiếu công văn yếu tập
Một số từ cuối chép tay. (Thọ, p. 351). -
[Tạp sao]
“Tập giấy tờ chữ Hán có bản khai đề ngày 20 tháng 2 năm Thiệu Trị 1 (1841) của xã trưởng khai tên con là Phúc Toàn tự Công Toại xin cho Công Toại được thay cha làm xã trưởng, biểu văn mừng sinh nhật vua (do Biện lý bộ Hộ là Đỗ Viên Khuê soạn hộ), tờ tâu của lý dịch xã Bách Cốc tổng Trình Xuyên huyện Vụ Bản phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) về việc đội trưởng Bùi Văn Ất ốm chết, xin bổ người bản xã là Lê Đắc Chí thay thế, tờ khai gia thế của Lê Đắc Chí đề ngày 22 tháng giêng Tự Đức 34 (1881).” (Thọ, p. 351). -
Tạp sao
“Nội dung: 6 tờ đầu chép thơ đi sứ. Trên sách trình bày không thật rõ thơ của ai, nhưng cuối phần chép này có ghi rõ: Thời Thiệu Trị Nhâm Dần trọng đông đông chí tiền ngũ nhật. Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần, kiêm quản Thái Thường tự Ân Quang tự Lê Văn Đức Nhật Tân thị thư (Năm Thiệu Trị Nhâm Dần (1842), năm ngày trước tiết Đông chí tháng trọng đông (tháng Chạp) Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần, kiêm quản Thái Thường tự Ân Quang tự là Lê Văn Đức tự Nhật Tân viết) Đoạn tiếp sau là bài Tựa rách mất trang, còn một đoạn ngắn, cho biết tháng giêng năm Tân Sửu ông được ban chiếu chỉ thăng chức Lễ bộ hữu Tham tri, sung chức chánh sứ sứ bộ sang nhà Thanh, tiện đường đi được phép ghé về thăm quê nhà….. (đoạn sau bị mất). Các bài thơ chép từ tờ 1- 6 có lẽ là một ít không đầy đủ các sáng tác thơ của Lê Văn Đức làm trong dịp đi sứ đó. Hiện có các bài: - Kiến trì xa trương phàm giả 見持車張帆者 (Thấy người đẩy xe có căng buồm). Tác giả chú thích: Thổ tục ở đây phần nhiều dùng xe 1 bánh chở hàng, một người đi sau đẩy xe, gặp khi thuận gió thì họ căng lên một mảnh vải làm buồm để đẩy xe đi cho nhẹ. / Loại xe đẩy một bánh bằng gỗ này thường gọi là xe cút kít. Cái lạ khiến cho tác giả phải làm thơ ghi lại là ở chỗ trên xe cũng cắm cọc căng buồm. Khoảng vài chục năm trước ở ta cũng có nơi dùng xe như thế) - Khách quán ngũ nguyệt 客館五月 (tháng năm ở nhà khách) - Đồ ngộ hàn vũ 途遇寒雨 (Trên đường gặp mưa lạnh) - Thập nguyệt sóc sinh nhật cảm phú 十月朔生日感賦 (Cảm tác nhân ngày sinh mồng một tháng muời) - Vũ Thắng quan khẩu hiệu 武勝關口號 (Gọi miệng khi qua cửa quan Vũ Thắng) - Tiểu Hà ti công quán vãn trú 小河司公館晚住 (Nghỉ đêm ở nhà công quán của ti Tiểu Hà) - Một số thơ tiễn tặng - Phụ: Chư công quán đối liên 諸公館對聯 (Phụ chép câu đối ở các nhà công quán bên Trung Quốc). Đến đây là hết phần thơ văn của Lê Văn Đức. Thơ đi sứ của một vị Chánh sứ đời Thiệu Trị. Lê Văn Đức người Vĩnh Long (Nam Bộ), đậu Hương cống đầu đời Gia Long (1813 – bấy giờ triều Nguyễn chưa mở khoa thi Tiến sĩ), làm quan qua các triều Gia Long- Minh Mệnh, đầu đời Thiệu Trị thăng đến chức Lễ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần như dòng chức tước đã ghi trên, sau năm nói trên ông còn được thăng thượng thư bộ Binh, hàm Thái tử Thiếu bảo, đáng kể là bậc danh nhân của nước ta. Phần chép thơ văn Lê Văn Đức trong tập này tuy có thể đã bị tàn khuyết nhưng hiển nhiên là rất có giá trị trong di sản Hán Nôm tại TVQG. Sau phần thơ văn nói trên là bản chép bài phú về phong thổ tỉnh Phú Thọ, do Vũ Mộng Hải 武夢海 người Đôn Thư, Hà Nội soạn ra trong thời gian đi làm việc quan ở Phú Thọ (họ, tên hiệu của người này và niên hiệu thấy ghi ở dòng cuối cùng sau sách). Trong phần sau này có đoạn ghi quy định cúng tế năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), từ đó có thể đoán định thời điểm chép sách này vào khoảng niên hiệu Đồng Khánh hoặc đầu Thành Thái (1889- 1907).” (Thọ, pp. 349-351). -
Tản Viên sơn thánh chân kinh
Xem Thọ, p. 349. -
Tản Viên sơn ngọc phả
Xem Thọ, p. 349. -
Tả Thanh Oai Ngô tộc tổ mộ
Xem Thọ, p. 349. -
Tả Ao chân truyền địa lý
Xem Thọ, p. 349. -
Tây hành thi kí
Từ tờ 22 trở đi là những văn thơ khác cùng tác giả." (Thọ, p. 349). -
Tâm truyền bí quyết tân thư
Xem Thọ, p. 348. -
Tân thức luận thể hợp tuyển (q.02)
Xem Thọ, p. 346. -
Tân thức luận thể hợp tuyển (q.01)
Xem Thọ, p. 346. -
Tân soạn thi đoạn quyển
“Trang tên sách đề: "Lê tiên sinh soạn" nên không rõ tên soạn giả. Lê thị nguyên bản. Gồm các bài như: Thi hợp tuyển [詩合選]: Cao Tổ đắc thiên hạ thi [高祖得天下詩]- Phong công thần mưu sĩ thi [封功臣謀士詩] - Thái Sơn cao, Hoàng Hà thâm thi [泰山高黄河深詩] - Côn dược bằng phi [鯤躍鵬飛]- Đa đa ích thiện [多多益善] - Tử Phòng chí thi [子房志詩] - Đắc thiên hạ vi chính [得天下爲正] - Tam kiệt công thi [三傑功詩] - Tam cương cửu trù thi [三綱九疇詩] - Long thành ngũ thái [竜成五采] - Đông môn nữ tử [東門女子] - Thiên hạ trí dũng [天下志勇] - Hồng môn hội ẩm [紅門會飲] - Thu phong [秋風] - Trung thu nguyệt [中秋月]… 2. Văn sách (do Đốc học Trần Văn Chuẩn tập soạn): - Cao Tổ thiên đô [高祖遷都] - Võng la hào kiệt [羅豪傑] - Vũ dụng lương vương [武用良方], v.v.” (Thọ, p. 346). -
Tân san thích thị yếu lãm hành trì mật tưởng
Xem Thọ, p. 346. -
Tân phong phú
“Đầu sách thấy có số trang cũ 30, có lẽ sách đã đuợc tách ra từ một quyển chép nhiều nội dung khác. Không có tựa, bạt, mục lục. Đầu sách là dòng chữ Tân Phong phú, tạm lấy làm đầu đề chung của tập. Sách gồm nhiều bài phú luyện thi ở các trường thi hương, lấy đề tài trong các sách sử sách kinh truyện: Tân phong phú 新豐賦 (Thượng hoàng nãi duyệt 上皇乃悅), Xuân hàn phú 春寒賦 (Nhất phiến khinh âm 一片輕陰), Cư di phú 居夷賦 (Cư chi hà 居之何), Tề Khương túy khiển phú 齊姜醉遣賦 (dĩ đề vi vận), Tác văn như dụng binh phú 作文如用兵賦 (Đề vận), Khổng tử mộng Chu công phú 孔子夢周公賦 (Chí hành Chu công chi đạo), Bàn minh phú 盤銘賦 (thánh nhân dĩ thử tẩy tâm), Phu Tử tường 夫子墻 (Dĩ phu tử chi tường phú vi vận), Ngưu sơn mộc phú 牛山木賦 (Ngưu sơn chi mộc thường mỹ), Văn như hành vân lưu thủy phú 文如行雲流水賦 , Thang chi Bàn minh 湯之盤銘, Khổng Tử cụ tác Xuân thu 孔子惧作春秋, Quán giả ngũ lục nhân 冠者五六人, Thùy vị Hán quảng tằng bất dung điêu 誰謂漢廣曾不容刁, Duy thước hữu sào, duy cưu cư chi 惟鵲有巢維鳩居之 , Nhã tụng các đắc kỳ sở 雅頌各得其所, Kỳ văn tắc sử 其文則史, Khổng tử đăng Đông Sơn nhi tiểu Lỗ 孔子登東山而小魯, Thủy ngô ư dân dã 始吾於民也, Thị nãi nhân thuật dã 是乃仁術也.” (Thọ, pp. 344-345). -
Tân khoa hương hội văn tuyển
Xem Thọ, p 344. -
Tân giản ứng thí thi phú
Xem Thọ, p. 344.