Items
-
Thương hàn tập giải quốc âm ca
“Sách không có tác giả, trình bày phần trên kê tên thang thuốc và các vị thuốc, phần dưới diễn ca về bệnh thương hàn, tác dụng của thang thuốc. Ví dụ đầu sách có bài Ma hoàng thang, trên ghi: uống nóng, gồm có: ma hoàng 3 tiền, quế chi 2 tiền, hạnh nhân 10 hạt, cam thảo 6 phân, gừng 3 lát, hành 2 đài. Phần dưới ghi: “Trời Nam vững đặt âu vàng, Đội ơn thượng đức chỉ đường nhân dân. Mở nay thể ấy thượng nhân, Muôn đường tham tán vân vân nói bàn. Từng nghe trị sản thương hàn, xưa thầy trọng cảnh hiệu cương tinh tường. Một trăm mười có ba phương, Thực là biểu lý âm dương rành rành. Thật giả nay kê lục kinh, phát ra đầu nhọt nóng mình kinh xương. Ấy là kinh túc thái dương, bàng quang là nó tơ tường chưa sai.... Thái dương chứng ấy thương hàn, Ma hoàng thang dụng giải nàn vụ đông”. Tiếp đến là các thang: Quế chi thang, Dị lão trung, Hoà thang, Cát căn giải cơ thang, Bạch hổ thang, Đại sài hổ thang...... cũng được trình bày như bài thuốc chữa trị thương hàn.” (Thọ, p. 380). -
Ngũ kinh tiết yếu: Thư kinh (q.04)
Pending. -
Ngũ kinh tiết yếu: Thư kinh (q.03)
Pending. -
Ngũ kinh tiết yếu: Thư kinh (q.02)
Pending. -
Ngũ kinh tiết yếu: Thư kinh (q.01)
Pending. -
Thống tông toán pháp
Dòng bên phải: Thuật tiền hiền chi diệu pháp. Dòng bên trái: Huấn hậu học chi thông tri. Trang sau: Khuyến học toán thi: (Nôm) Trước thì cho biết phép thương lượng tính toán bình sai ở cửu chương, Thông thay mọi nhẽ đều vinh hiển, học lấy cho tinh tá thánh vương. (Thọ, pp. 389-391). -
Thống khốc cổ nhân thư
“Nội dung gồm các bài: 1. Thống khốc cổ nhân thư [痛哭古人書] 2. Phụng khuyến thế nhân du học thư [奉勸世人遊學書] 3. Quốc nhân Phan Bội Châu nhu lệ thư [國人潘佩珠濡淚書] 4. Sào Nam tử thư [巢南子書].” (Thọ, p. 389). -
Thời văn tạp biên
“Sách vốn không có tên, tên này là lấy bài ở tờ đầu tiên. Sách gồm 5 phần: 1. Phần 1: Thời văn tạp biên [辰文雜編]: gồm một số văn tế, thơ văn mừng tặng, văn bia như: Liên Bạt thôn hạ Ninh Bình hộ đốc Bùi công mông đối tặng văn, Ninh Bình phủ huyện hạ Niết đài Nguyễn mông phong tặng văn, Ninh Bình biền binh hạ phủ đài mông phong tặng, Biền sinh hạ khâm binh mông tiễn tặng, Ninh Bình biền sinh hạ Niết sứ Nguyễn mông phong tặng, Tỉnh ngộ hạ Tuần phủ Lê mông phong tặng, Đồng tỉnh cai phó tổng hạ phủ viện Lê mông phong tặng, Đồng tỉnh cai phó tổng hạ Niết đài mông phong tặng, Hưng Hoá tỉnh phủ huyện hạ Niết sứ Nguyễn mông phong tặng, Môn sinh Thị giảng Phạm Thận Duật hạ, Phạm thị từ đường thành tế văn, Trùng tu tự đường tế văn, Kim Sơn hương đạo ký đàn minh, Thanh Thọ tự bi ký, Môn sinh tế Phạm tiên sinh văn, Chúng tử khấp thân mẫu văn, Chúng tôn khấp tổ mẫu văn, Khấp nhạc mẫu văn, Chư tử khấp mẫu văn. 2. Phần 2: Ngạc Đình Nguyễn tiên sinh thi thảo (Nguyên văn: “Tiên sinh đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn”, chi tiết này không chính xác. Ngạc Đình là hiệu của Phạm Quang Xán, đỗ cử nhân năm Thành Thái Canh Tí, 1900; không đỗ Tiến sĩ. Khoa bảng lục triều Nguyễn về khoa Giáp Thìn, 1904, không có người nào họ Phạm hoặc người làng Đông Ngạc): Lục đại phu, Đổng giang độ, Hàn lại bộ, Hà châu, Ngư hoả, Thu vân tự la, Đề Hàn Tín đăng đàn đồ, Tử Lộ vấn tân, Nhiễm Hữu thỉnh lật, Vọng nguyệt ca, Tản Viên sơn, Ngọc Nhĩ Hà, Trung nguyên hỉ trình, Trùng cứu, Ngẫu vịnh v. v. . . 3. Phần 3: Thiên Nam động chủ đề Long Quang động (Ngự bút của vua Lê Thánh Tông đề ở động Long Quang tỉnh Thanh Hoá), U Dương động chủ đề (ngự bút đề năm Cảnh Thống 1), Lê Thái Tổ đề bia ở xã Hào Tráng, Đà Giang châu thác cố sơn cự thạch. Một số ngự bút của vua Nguyễn: Ngự chế giá hạnh (năm Tự Đức), Lý trình, Tặng Vị Xuyên tuần phủ Trần Hy Tăng, Thiên mã tự thiên lai. Sau đó là phần phụ: một số bài thơ ứng chế, phụng hoạ: Thanh minh hiểu phàm v.v… 4. Phần 4: Từ miếu liên (câu đối ở đền miếu). Câu đối ở một số đền như: Đổng Thiên Vương từ, Lê Phụng Hiểu tướng quân từ, Độc Cước thần từ, Chử Đồng Tử thần từ, An Dương Vương thần từ, Lý Đế từ ... 5. Phần 5: các câu đối viếng Lễ bộ thượng thư hưu trí Khuê Nhạc Phan đại nhân của Đặng Văn Hoà, Phạm Gia Chuyên, Nguyễn Văn Siêu, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Quý Tân, Bạch Đông Ôn, Mai Anh Tuấn, Lý Văn Phức, Hoàng Tế Mỹ ...” (Tho, pp. 382-384). -
Thọ thế bảo nguyên
Xem Thọ, p. 381. -
Thi kinh đại toàn (q.14-15)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.08-09)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.10-11)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.08-09)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.06-07)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.05)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.04)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn (q.01-03)
Xem Thọ, p. 393. -
Thi kinh đại toàn ( q.thủ)
Xem Thọ, p. 393. -
Thập khoa sách lược
“Dưới tên sách ghi: Minh nho Thám hoa Lưu Định Chi 劉定之 tự Văn An 文安 Ngốc Trai tác (khẩu trên mộc dưới). Chữ Hoa, Thì viết kiêng húy) Nhà nho đời Minh (Trung Quốc) đậu Thám hoa, tự Văn An, hiệu Ngốc Trai. Như đã ghi đây là một tập văn sách của nhà nho đời Minh, người chép sách chép ra để học tập, không thấy ghi tựa bạt. Mở đầu là câu hỏi: Các sách thời thượng cổ không gì tôn quý bằng kinh Dịch. Hà đồ là thể bắt đầu của Số, Lạc thư là thể dụng của số, vậy vai trò của Phục Hy và Hạ Vũ (¿ê ơờ ) như thế nào? Hỏi Thư là đại kinh đại pháp của các đế vương trị nước, đời xưa có sách Tam phần (sách của Phục Hy, Thần Nông, Hoàng đế), sau có Tục thư của Vương Thông, Bổ thư của Bạch Cư Dị, sự đắc thất của mỗi nhà như thế nào. Đến đời Tống, Mao Tiệm được sách của Phục Hy, gọi là Sơn phần, của Thần Nông gọi là Khí phần, của Hoàng đế gọi là Hình phần, ý tứ nông cạn, văn vẻ thì bỉ cận (câu này chỉ thấy câu hỏi, mà không thấy câu đáp). Hỏi: Thi có Tam kinh, Tam vĩ, Tứ thủy, Ngũ tế, ý nghĩa thế nào? Vương sao lại làm Phong? Lỗ sao lại làm Tụng, Mân phong sao lại đặt ở cuối Phong? Thương tụng sao lại để cuối phần Tụng? 15 quốc phong, sắp xếp theo thời gian trước sau, theo nước lớn nước nhỏ. Vương Thông có làm Tục Thi, gọi là ẫụ ếđ áẫ Ô` . Thi quả thật là có thể bổ sung tiếp theo chăng? Hỏi: Các sách Ngũ kinh đều xuất hiện ở đời Hán. Vương Trọng Yêm chẳng đã từng nói rằng: Chế độ cửu sư thịnh hành mà đạo của Dịch suy, Tam truyện làm ra mà kinh Xuân thu thất tán (Tam truyện tác nhi Xuân thu tán), Tề Lỗ Mao Hàn xuất hiện thì Thi suy vi, Đại Đái Tiểu Đái là mạt cùng của lễ? (Cũng chỉ có câu hỏi). Hỏi: Lễ nhạc các đời có những chỗ nào đáng khen?” (Thọ, pp. 392-393). -
Thập can định cát hung ca quyết
“Nội dung: Đoán số mệnh lành dữ theo năm tuổi để hỏi vợ gả chồng” (Thọ, p. 392). -
Thập ân kinh diễn ca
Xem Thọ, p. 392. -
Thánh tổ kệ diễn quốc âm
“Sách đã rách mất tờ bìa, nhưng sau phần đầu, trước khi vào chính văn có dòng chữ: A Di Đà Phật tác chứng minh Thánh Tổ kệ diễn quốc âm tự khuyến 阿彌陀佛作証明聖祖偈演國音序勸, căn cứ vào đó xác định tên sách như trên. Các trang sách chia làm hai tầng: tầng trên chữ Nôm in to, tầng dưới chữ nhỏ, phần nhiều là để giải thích các điển cố chữ Hán đã dùng ở phần chữ Nôm. Tờ 20b có chỗ nói Thánh Tổ có làm bài “Trạch đắc long xà địa khả cư”, qua đó có thể biết Thánh Tổ nói đến trong sách này là thiền sư Dương Không Lộ (?- 1119), tác giả bài kệ có hai câu đầu: Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư (Kiểu đất long xà chọn được nơi, Tình quê vui thú chẳng dôi dư) có tiểu truyện chép trong Thiền uyển tập anh (chữ Trạch 擇 , TUTA chép là Tuyển 選, đồng nghĩa). Lại tiếp có bài Thánh tổ diễn âm quốc âm tự, tất cả đều bằng Nôm: “Trời Nam cây lý nang hoa, Một cành chín lá quả già hai trăm. Nổi trên bá áng tùng lâm, Đôi nơi sơn hải tầm tầm cách xa. Gần đây thấy khoái Nhị Hà, Một rừng ba núi hóa ra ba thần. Tầng dưới dường như giải thích thêm bằng văn xuôi cho từng đoạn thơ lục bát ở tầng trên: “A Di Đà Phật nghe tôi phụng dẫn, Nước Nam cây Lý có hoa ưu đàm, là triều vua Lý, lại sinh Thánh Tổ cũng đời vua Lý, cũng truyền 8 đời hưởng 200 năm”. Tờ 18a: “Từ Đạo Hạnh tái sinh ra Lý Thần Tông” . Lại nói: “Vua Trần Thái Tông tức Không Lộ tái sinh, vua Lê Thái Tổ do Giác Hải tái sinh ”!! Thuyết đầu là truyền thuyết ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư, còn 2 thuyết sau thì chỉ mới thấy chép tại đây! Về năm in sách: không biết rõ in đời nào, nhưng xem một số chữ húy triều Nguyễn như chữ Tông 宗 (tờ 14b), chữ Thì 時 (tờ 15a) đều thấy viết theo cách kiêng húy của triều Nguyễn. Cuối sách nói sự tích chùa Keo Thái Bình (tức chùa Thần Quang) trước ở bên này sông sau dời sang bên kia sông là do vụ vỡ đê năm Đồng Khánh (1886- 87). Đoạn sau (tờ 21b) có chỗ còn nhắc đến niên hiệu Thành Thái Canh Dần (1890). Như vậy sách này được soạn ra có lẽ vào thời gian chênh khoảng một hai năm sau đó. Địa điểm in sách, không ghi rõ, nhưng tờ 36a nói: “Chùa Cổ Lễ nguyên thờ Thánh Tổ, Chữ Lý xưa thoát hổ tôn thầy. Nước Nam từ đấy mới hay, Có chùa có Phật có người anh linh!” Ngôn từ đoạn kết thúc như vậy khiến ta có thể ước đoán sách này do chùa Cổ Lễ khắc ván ấn hành vào khoảng đầu đời Thành Thái (1890) như đã nói trên.” (Thọ, pp. 378-379). -
Thánh mẫu phương danh
Xem Thọ, p. 378. -
Thanh giáo hất vu tứ hải phú
“Tập phú kinh nghĩa có các bài như: Trí tửu Lăng yên các phú [置酒凌烟閣賦], Hồng mao ngộ thuận phong cự ngư túng đại kiên phú, Như Nam Sơn chi thọ phú [如南山之壽賦], Bố đức hoà lệnh hành khánh thi ân phú [布德和令行慶施惠賦], Xuân khí huyên hoà vạn vật xướng mậu phú [春氣暄和萬物暢茂賦], Tại Tề văn thiều phú [在齊聞韶賦], Khắc tương thượng đế sủng tuy tứ phương phú [克相上帝寵綏四方賦], Thọ thế tác nhân phú [壽世作人賦], Thọ phú khang ninh phú [壽富康寧賦], Trung Quốc an tứ di phục phú [中國安四夷服賦], Nam lâu ngoạn nguyệt phú [南樓玩月賦], Nhan Lạc đình phú [顔樂亭賦]...” (Thọ, p. 382). -
Thánh dụ huấn địch thập điều diễn nghĩa ca
“Sách có nguồn gốc trong nhân dân, đầu sách có ghi chú rõ là chép theo bản in năm Tự Đức thứ 23 (1870). Mỗi trang đều chia hai tầng: trên chép chữ Hán, dưới là diễn ca chữ Nôm mười điều khuyên răn của vua Tự Đức đối với dân chúng. Nội dung đề cao công lao dựng nước của các đời vua trước, nhất là của các vua chúa triều Nguyễn đối với nhân dân, vì vậy các hạng dân trong xã hội đều cần phải tu rèn đạo đức, kính trên thuận dưới để cho xã hội yên bình thịnh vượng: “Vâng lời thánh dụ rành rành, Từ xưa chúa thánh vua minh cầm quyền. Lấy đạo chính trị dân đen, ắt toan dân hoá tục nên làm đầu. Mình làm trước chúng dõi sau, thêm lời dạy dỗ phép màu đủ theo. Còn lo dân cảm chẳng đều, gần xa nghe thấy ít nhiều khó in. Lại bày năm điển thẳng ngay, có quan ra lệnh rao lên khắp đường. Cùng quan lớn ở châu làng, xem dân độc nhận phép thường dạy xong. Khiến hay nhà biết cửa thông, dạy điều nhân nhượng nên công trị bền. Nước ta Nam Việt dựng nền, hai trăm năm lẻ thần truyền thánh noi. Đức lành thấm thía đầy vơi, chính lành thói tốt lâu dài mãi nên. Ngước trông Thế Tổ nổi lên, vũ công đã định rỗi rang đã rồi... Chính hay cùng phép dạy hay, thấm dân đạo chính tốt tày đời xưa.... Đức Hoàng Tổ thánh có dư, lâu nay an phủ đã thôi thói thường. Một niềm đau đáu xót thương….” 10 điều răn : 1. - Đôn nhân luân (đề cao đạo đức nhân luân) . 2- Vụ bản nghiệp (chăm lo nghề nghiệp) 3- Thượng tiết kiệm (chuộng tiết kiệm). 4- Hậu phong tục (phong tục phải đầy đặn/không điêu bạc) 5- Huấn tử đệ (phải dạy bảo con em) 6- Sùng chính học (Coi trọng chính học) 7- Giới dâm nặc (không được gian dâm dối trá) 8- 9- Thận pháp thủ (Thận trọng pháp luật) 10- Quảng hành thiện (rộng làm việc thiện).” (Thọ, pp. 377-378).