Items
-
[Biểu văn tập]
“Tập tấu và thiếp mừng…của một số tác giả: Biểu của Đông các đại học sĩ họ Vũ xin nghỉ hưu để phụng dưỡng mẹ già, Hạ Quỳnh Lưu Văn tiến sĩ, Hạ Hồ tiễn sĩ, Hạ Côi Trì phó bảng, Hạ Áng Ngũ Nguyễn phó bảng, Ngự sử Nguyễn Thái đường điệt cử giải ngạch chí hỉ, Hạ Vân Bồng bảng nhãn thiếp, Bản tỉnh phiên đài Tôn Thất Tĩnh mông đắc thực thụ tạ biểu, Bản tỉnh hạ phiên đài…và một số biểu văn khác.” (Thọ p. 41). -
Bất khả lục
“Sách thuyết pháp đạo giáo, in lại của Trung Quốc.” (Thọ, p. 40). -
Bắc Ninh tỉnh đốc học Vũ Lỗ Am
Pending. -
Bảo xích tiện ngâm
“Cuối sách có bài dẫn của người in nói sách này là sách gia huấn do Đình nguyên Đỗ đại nhân người làng La Ngạn tức Đỗ Huy Liêu [杜煇僚] soạn. Đầu sách đề “ Long phi Tân Sửu 龍飛辛丑 ”. Sách thuộc loại giáo dục phổ thông, tóm tắt giáo huấn đạo đức làm người trong xã hội Nho giáo bằng thơ lục bát: Kể từ Thái cực sinh ra, Hoàng thiên phú dữ tính ta vốn lành, tính mình vốn ở trong mình, tập dữ tính thành tính mới cùng xa. Cho nên đạo đức mẹ, làm lời giáo huấn để mà dạy con…”. (Thọ, pp. 36-37). -
Bảo thai thần hiệu toàn thư giải âm
“Diễn ca lục bát sách Bảo thai thần hiệu 保胎神效 của Hải Thượng Lãn Ông." (Thọ, p. 36). -
Báo ân kinh chú nghĩa (q.04-05)
Xem Thọ, p. 34. -
Báo ân kinh chú nghĩa (q.02-03)
Xem Thọ, p. 34. -
Báo ân kinh chú nghĩa (q.01)
Xem Thọ, p. 34. -
Bản quốc Tả Ao tiên sinh địa lý lập thành ca
“Chép theo bản sách của nhà sách Liễu Văn Đường in năm Khải Định thứ 3 (1918). Nội dung: Tổng thuật phương pháp tướng địa (xem mạch đất) để đặt huyệt táng mộ gia tiên tương truyền là đặc pháp do Tả Ao tiên sinh truyền lại.” (Thọ, p. 36). -
Bản quốc nam dược phẩm ký
“Sách chép về Nam dược, các cây thuốc Nam, đặc tính công dụng như Quán chúng là củ cây láng, vị hàn, thiểu độc, năng thông xướng, trị chư thất huyết, sát trùng, thanh nhiệt khử tà, tam nại gọi là củ địa liền, khí vị tân ôn, khử hàn, nhu hương gọi là cây sữa, hoa lá có vị đắng, tính ôn dùng để trị các chứng lạnh bụng, đau bụng, nôn ói, nguyệt tú hoa gọi là hoa hồng, vị ngọt, không độc, ôn, hoạt huyết, tiêu các vết thương… Tất cả 312 vị thuốc, được chia làm từng loại như Thảo, Cốc, Quả, Mộc, Trùng, Ngư, Giới…, thập tam phương gia giảm, nhất tích tam xa thần.” (Thọ, pp. 36-36). -
[Bạch Vân Am thi tập]
“Sách rách nát mất mấy tờ đầu, còn lại 29 tờ, chép thơ của Bạch Vân Am Nguyễn Bỉnh Khiêm, có các bài như: Quá Kim Hải môn ký [过金海門記] - Thạch Giả sơn [ 石假山] - Hoa Cương tỉnh [花崗井] - Ngụ hứng [寓興] … Nhiều bài không có đầu đề.” (Thọ, pp. 32-33). -
Bách chứng dược thi gia truyền
“Sách ghi các bài thuốc chữ các loại bệnh, chia thành từng loại như sau: 1. Bổ khí huyết, 2. Bổ chân, 3. Bổ chân âm khái thấu, 4. Hành khí điều khí, 5. Tiêu thực tính, 6. Bệnh phụ nữ, 7. Bệnh thấp, 8. Bệnh thổ, 9. Bệnh nhiệt…” (Thọ, p. 27). -
Bác vật tân biên (q.02)
Xem Thọ, pp. 26-27. -
Bác vật tân biên (q.01)
Xem Thọ, pp. 26-27. -
[Bác văn lục]
“Sách không có tờ bìa nhưng tình trạng sách còn tốt, chữ chép chân phương dễ đọc. Nội dung sách chép lại một số truyện ký và truyền kỳ của Trung Quốc. Các truyện thường có một chủ đề về đạo đức ứng xử, nêu ngay ở tên truyện như Nhẫn ư huynh [忍於兄] (chịu nhịn với anh), Từ ư chúng [慈於񠏊] (nhân từ với mọi người), Hiếu ư thân [孝於親] (hiếu với cha mẹ), Vật phá nhân phương thuật [勿破人方術] (không phá thuật lạ của người), Chỉ dẫn thất lộ nhân [指引失路人] (chỉ dẫn cho người bị lạc đường)… Các truyện đều không rõ xuất xứ, chỉ riêng ở truyện Khổ công giáo điệt (khổ công dạy cháu) có ghi “xuất Bác văn lục 出博文錄” nhưng cũng không ghi đủ các yếu tố thư mục như tác giả, nhà tàng bản… Cuối sách có một bài không có đầu đề, nội dung là lời tự thuật của Trần Củng Uyên người xã Ngoại Lãng huyện Thư Trì (nay thuộc xã Song Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình), 19 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1496) đời Hồng Đức. Quan hệ với phần chính, có lẽ chủ sách muốn thực hiện một sưu tập về nhiều truyện danh nhân Việt Nam (cho hợp với tên sách Bác văn…).” (Thọ, p. 26). -
Ấu học hán tự tân thư ( q.02 )
“Sách giáo khoa dạy cho lớp đồng ấu bằng chữ Hán. Thời bấy giờ xã hội nói chung đã thấy sự cần thiết phải cải cách giáo dục ở nước ta. Nhưng khó khăn nhất vẫn là trở ngại trong việc dạy học ở nhà trường: Lúc bấy giờ chữ quốc ngữ đã nhiều người biết, nhưng chế độ khoa cử bằng chữ Hán vẫn phải duy trì (vì người đi học cần có bằng cấp). Việc soạn sách dạy học cho cấp tiểu học bằng chữ Hán là một bước quá độ trong quá trình chuyển đổi từ cựu học sang tân học ở nước ta. Tuy chỉ là tài liệu giáo khoa rất đơn giản nhưng ngày nay có thể người nghiên cứu phải đọc lướt lại cuốn sách này khi cần hiểu biết toàn diện về bối cảnh xã hội hoặc của riêng nền giáo dục thời ấy. Tu thân luân lý khoa 修身倫理科 , phụ cách ngôn phương ngôn, trung quân hiếu thân (dẫn sự tích các nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc…), thanh liêm, trung thành. Tác dụng tham khảo như nêu trên”. (Thọ, pp. 24-25). -
Ấu học hán tự tân thư ( q.01 )
“Sách giáo khoa dạy cho lớp đồng ấu bằng chữ Hán. Thời bấy giờ xã hội nói chung đã thấy sự cần thiết phải cải cách giáo dục ở nước ta. Nhưng khó khăn nhất vẫn là trở ngại trong việc dạy học ở nhà trường: Lúc bấy giờ chữ quốc ngữ đã nhiều người biết, nhưng chế độ khoa cử bằng chữ Hán vẫn phải duy trì (vì người đi học cần có bằng cấp). Việc soạn sách dạy học cho cấp tiểu học bằng chữ Hán là một bước quá độ trong quá trình chuyển đổi từ cựu học sang tân học ở nước ta. Tuy chỉ là tài liệu giáo khoa rất đơn giản nhưng ngày nay có thể người nghiên cứu phải đọc lướt lại cuốn sách này khi cần hiểu biết toàn diện về bối cảnh xã hội hoặc của riêng nền giáo dục thời ấy. Tự học 字學, Vận học 韻學, Cú học 句學… (kiến thức sơ đẳng về ngữ văn). Tri thức khoa học phổ thông như Thiên văn, địa lý, tinh vân, phong vũ… Quan hệ gia đình: Phu phụ, huynh đệ, trưởng ấu… Nghĩa vụ xã hội: Vi nam tử thân, tận ngã nghĩa vụ. Những lời khuyên sửa mình: Không gian dối, không kiêu ngạo, không dâm đãng, không nghiện rượu...". (Thọ, pp. 24-25). -
Anh nhã tập
“Tên sách Anh nhã tập ghi ở mép sách. Bốn tờ đầu chất giấy và chữ viết không giống các phần khác trong sách, có lẽ ở một tập khác đóng chung vào. Từ tờ thứ 5 là một sưu tập các bài luận theo các chủ đề trong sách Luận ngữ, Đại học, Trung dung như các bài: Học nhi thời tập chi [學而時習之] (Dương Kinh [楊京] soạn), Bất diệc lạc hồ [不亦樂乎] (Lý Đường [李堂] soạn), Kỳ vi nhân dã hiếu đễ [其為人也孝弟] , Vi nhân mưu [為人謀] , Tiết dụng [節用] , Học nhi bất tư tắc võng [學而不思則罔] , Quân tử chi trí ư tư dã [ 君子之𦤶於斯也] , Du tất hữu phương [ 遊必有方] , Cổ giả ngôn chi bất xuất [古者言之不出] , Tất hữu lân [必有鄰] , Hồi dã bất cải kỳ lạc [囬也不改其樂] , Kỳ tòng chi dã [其從之也] , Phù nhân giả [夫仁者]… Có những bài còn có bút son chấm điểm: Ưu, bình, thứ, liệt” (Thọ, p. 24). -
An tử vi quốc ngữ ca
Xem Thọ, p. 24. -
An Nam sơ học sử
“Sách trình bày lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng trải qua các triều đại, đến năm 1906 vua Thành Thái nhường ngôi cho con là vua Duy Tân. Sách này không theo thể lệ của Bắc sử (sử Trung Quốc) mà phỏng theo thể tài của các sử gia phương Tây, không chỉ có ích cho người nước Nam mà cốt giúp cho người Pháp ở Đông Dương cũng như ở chính quốc tham khảo nghiên cứu sử Việt Nam. Quan điểm trong sách là quan điểm bênh vực chủ nghĩa thực dân, giải thích các hoà ước Việt và Pháp theo quan điểm của Pháp...” (Thọ, pp. 23-24). -
An Nam nhất thống chí
Xem Thọ, pp. 22-23. -
An Nam cửu long ca
“Chép địa lý núi sông nước Việt Nam theo phương pháp của các thầy địa lý phong thuỷ. Ở từ 2 ghi rõ tên các thầy địa lý Trung Quốc... -Tờ 1: bàn về hình thế nió Non Mai, mạch đó vốn từ núi Kim Đồng chạy ra. -Từ 2b-3b: Lời Hoàng Phúc công bàn về thế đất Giao Châu. -Từ tờ 4a đến hết là phần ghi chép các bài viết của các thầy địa lý Trung Quốc theo kiểu văn vần. 1. An Nam cửu long ca [安南九龍歌] do Cao Biền [高駢] đời Đường soạn tâu lên vua Đường soạn tâu lên vui khi làm Giao Châu đô hộ sứ. Từng bài lại viết về hình thế núi sông, thế đất từng huyện từng xã… 2. Hoàng Kình soạn bài nói về mạch núi Tam Đảo theo thể văn vần. 3. Hoàng Phúc soạn bài viết về thế đất các nơi như xứ Thanh Hoa, Nghệ An, An Quảng, Thuận Hóa, Tuyên Quang, Hưng Hóa, v.v..." (Thọ, p. 22). -
An Nam địa lý cảo
“Sách gồm 2 phần: 1. An Nam địa lý cảo 安南地理搞: Bài Tựa nói Cao Quýnh [高迥] là cháu 8 đời của Cao Biền [高駢] sang nước Nam đi xem phong thuỷ các nơi mà khi xưa tổ tiên của mình chưa đến, xem xét hình thế rất rõ ràng ghi vào sách để truyền cho hậu thế xem biết. Cao Biền là An Nam đô hộ tiết độ sứ thời thuộc Đường Ý Tông, còn Cao Quýnh như bài tựa nói là cháu 8 đời của Cao Biền, cũng sang An Nam và viết địa lý phong thuỷ thì đáng ngờ là chi tiết nguỵ tạo. 2. An Nam địa mạch 安南地脈: Ghi thế đất (phong thuỷ) của một số huyện xã. Phần này chép chung trong tập là do có sự tương đồng với phần trước về nội dung địa lý phong thuỷ của nước An Nam nhưng về soạn giả thì sách ghi là Hoàng Phúc đời Minh không liên quan gì đến Cao Biền đời Đường.” (Thọ, pp. 21-22). -
An Nam địa cảo ký
“Nguyên sách không có tờ ghi tên tác giả. Sách ghi chép về hình thế địa mạch phong thuỷ các nơi trong nước ta, như một số vùng ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Sơn Nam, viết bằng thể thơ bốn chữ. Ví dụ viết về vùng Tây Hồ ở huyện Từ Liêm: Mạch chỉ Tây Hồ, Thuỷ trung viên châu, Thuỷ trướng nhi một, Thuỷ lạc nhi phù, Hoặc ẩn hoặc hiện… Có hình vẽ minh hoạ.” (Thọ, p. 21). -
Ái Châu Hoà Chính tiên sinh lục
“Sách gồm 2 phần: Phần đầu: 30 tờ gồm các bài thơ Hán và Nôm như Ái Châu Hoà Chính tiên sinh lục [愛州和正先生録] của Hoà Chính tiên sinh, Thiên địa tạo sơn thuỷ phú [天地造山水賦] của Tả Ao tiên sinh, nói về phép xem phong thuỷ, về việc phân chia ngũ hành trong vũ trụ, mạch đất tốt xấu… Phần thứ hai: 18 tờ chép về bí quyết xem các mạch của cơ thể con người để đoán tính tình, xem việc cát hung trong nhà, phép xem bói chân gà, xem giờ xuất hành, cầu tài v.v...” (Thọ, p. 18).