Items
-
Đông Dương văn tập
Xem Thọ, p. 134. -
Đông Dương chính trị địa chí tập biên
“Ghi chép tổng quát có tính chất như một niên giám (năm 1898) về các xứ Đông Dương thuộc Pháp: 1. Đông Dương thống hạt [東洋統轄], gồm 5 xứ: Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là bảo hộ, Ai Lao và Cao Miên là bảo hộ. 2. Phép cai trị của nước bảo hộ: đặt chế độ toàn quyền đối với cá xứ bảo hộ. 3. Đông Dương chi tiêu công bạ: Năm 1898, Toàn quyền cùng Đông Dương nghị viện bàn việc lập sổ sách chi tiêu, trình về Pháp duyệt, sau đó thi hành. 4. Nam Kỳ cai trị pháp [南圻垓治法]: biệt lập với Nam triều, cũng gọi là quốc gia chia ra các tỉnh, huyện, tổng, xã... 5. Nam quốc cai trị pháp [南國垓治法]: Việt Nam là nước quân chủ nên quan chế là rất quan trọng. Tổ chức quan chế chia ta: Phủ Bố Chính phụ, Viện Cơ mật, Nội các lục bộ, Đô sát viện, Khâm thiên giám. Các tỉnh đều có Công sứ, có đường quan. Phủ huyện có Tri phủ, Giáo thụ lo việc học và Thương biện phụ làm chính sự. Huyện có Tri huyện. Huấn đạo lo việc học, Bang biện giúp làm công việc khác. Phân phủ có Đồng tri phủ, Nha môn các phủ huyện. Cơ binh, Lệ binh, Chánh tổng, Phó tổng. Các hạng thuế: thuế chính ngạch và thuế ngoại ngạch. Địa thế, cương vực: tên tỉnh, đường sá, núi, sông, bờ biển, canh nông thổ sản, công nghệ. 6. Ai Lao và vũng Quảng Châu. Cuối sách có một số ghi chép của người chép sách.” (Thọ, pp. 133-134). -
Đông Dương chính trị
Xem Thọ, pp. 127-128. -
Đối sách chuẩn thằng
“Một tập chép gồm 2 phần: Phần 1, chép cuốn Đối sách chuẩn thằng 對策准繩 có bài Tựa Ngự chế[ 御製] của vua Tự Đức năm thứ 9 (1856). Phần 2, Sứ Hoa tùng vịnh [使華叢詠] của Nguyễn Thư Hiên, có chép 1 bài Tựa đề năm Càn Long 6 của Trác Sơn phủ,kèm theo lời bình.” (Thọ, p. 132). -
[Đối liên tế văn tạp sao]
“Sưu tập nhiều câu đối và văn tế bằng chữ Nôm như tế bách linh văn, tử tế phụ lư văn, các câu đối mừng thọ, văn tế tổ, văn tế học trò tại lễ tế cải táng phần mộ thầy học." (Thọ, p. 132). -
Đối liên tập
“Nội dung: Sưu tập câu đối ở xã Quần Anh, huyện Nam Trực, Nam Định. Mở đầu là câu đối của Bố chính Hoàng giáp Hải Hạnh Lê Chính chi đại nhân (Lê Khắc Cẩn) tặng dân xã Quần Anh để treo tại đình: Thiên tử gia yên ngã Nam Định chi dân hảo bách tính 天子嘉焉我南定之民好百姓. Tiếp đến là các câu đối của Bố chính Nam Định dán ở nhà Ca lâu: Ca Nam phong hề, phụ ngô dân chi tài, giải ngô dân chi ấn 歌南風兮阜吾民之財, 解吾民之員- Đăng tư lâu dã hậu thiên hạ nhi lạc, tiên thiên hạ nhi ưu 登斯樓也後天下而樂先天下而憂. Câu đối của Bố chính Hoàng giáp họ Lê mừng Vũ Tuân thi đình đậu đầu trong hàng Phó bảng: Trích tại Tiên cung do ký nhân gian đệ nhất, Liên đăng ất bảng truyền thử tử song nguyên 謫在先宮猶記人間弟一連登乙榜傳此子雙元." (Thọ, pp. 131-132). -
[Đối liên tập]
“Một số câu đối chúc mừng, điếu viếng:Quần Anh xã Đỗ đại nhân tang thứ vãn liên [群英下社杜大人喪次輓聯], Hành thiện xã Lễ bộ thượng thư Đặng đại nhân liên tập [行善社禮部尚書鄧大人聯集], Ninh Bình Kim Liên bảng nhãn Thị trạng nguyên Vũ đại nhân vãn tập [寧平金蓮榜眼視狀元武大人輓集], Văn Lang cử nhân Hàn lâm Phạm tiên sinh tập[文郎舉人翰林范先生集].” (Thọ, pp. 130-131). -
[Đối liên tập]
“Phần đầu sưu tập câu đối ở nhiều nơi: Văn miếu đối, Thần từ đối, Thánh mẫu đối, Phật đối, Tổ đường đối, Tĩnh môn đối, Y thánh sư đối, Học đường đối, Tiên tổ đối, Táo quân đối, Du xuân đối, Thư sàng, Thiền lâm ẩn dật. Câu đối riêng về các nghề: nghề xem địa lý, lương y, thương nhân, ngư nhân, tiều phu, nông gia. Văn tế: Lư tế văn, Xuân thủ tế thiên quan thần linh tế văn, giao thừa tế văn, Trung đô môn sinh tế nghiệp sư văn." (Thọ, p. 131). -
Độc tọa thâm dạ ngẫu cảm
“Tập thơ không có tên chung, hiện cũng chưa xác định được họ tên tác giả, các bài xếp theo tiêu đề năm sáng tác: -Đinh Dậu niên 丁酉年(1837?): Độc tọa thâm dạ ngẫu thành [獨坐深夜偶񠇅], Thất thập tự thuật Mậu Tuất lục nguyệt [七十自述戊戌六月], Văn giao thanh [ 聞蛟聲]… - Mậu Tuất, cửu nguyệt (tháng 9 năm 1838): Ức cố hữu Hồ Khẩu Lý hàn lâm khảo hiệu… - Kỷ Hợi niên (1839): Tống tuần phủ chi Bắc học Vũ ông, Du Liên Phái tự ký.” (Thọ, p. 129). -
[Điếu vãn liên]
“Nội dung: Ghi chép các câu đối, vãn ở xã Phú Mỹ, tổng Phương Canh, huyện Từ Liêm, Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).” (Thọ, p. 127). -
Độc sử trích nghi
“Nội dung: Ghi lại một số sự kiện hoặc nhân vật có những vấn đề tồn nghi thường có các ý kiến tranh luận: Cột đồng Mã Viện, đê La Thành, đúc tiền, hình thư, tên quốc hiệu Đại Nam, khoa thi đầu tiên năm Thái Ninh, đời Lý Nhân Tông, hội điển, tên tước minh tự, về sông Nhị Hà, diên cách thành Hà Nội…Cuối sách chép thêm tiểu truyện một số danh nhân người huyện Thanh Oai như Ngô Đình Chất (Tiến sĩ năm Bảo Thái), Ngô Vi Thực (Tiến sĩ năm Chính Hòa), Ngô Sĩ tức Ngô Thì Sĩ hoàng giáp người xã Tả Thanh Oai.” (Thọ, pp. 128-129). -
Độc Nhật Bản tính thôn Trung Quốc chi sách chi tự văn ký
“Tài liệu chép 2 tác phẩm ngắn nhưng quan trọng của Phan Bội Châu viết khi xuất dương sang Nhật Bản: Phần 1: Độc Nhật Bản tính thôn Trung Quốc chi sách chi tự văn ký 讀日本并吞中國之策之序文記: Tác giả xưng tên hiệu trong bài là Sào Nam Tử, sang Nhật Bản được mấy tháng thì đến yết kiến chính trị gia Nhật Bản ở Đông Kinh. Vị ấy đưa cho Sào Nam xem cuốn Tính thôn Trung Quốc chi sách. Mới đọc qua tựa Sào Nam hết sức sửng sốt đến ngây người, vì trước lúc xuất dương tác giả đã nghĩ đến kế sách cầu viện Nhật Bản để giúp Việt Nam thoát ách đô hộ của người Pháp. Nay mới biết rõ thế lực quân phiệt Nhật Bản đang theo đuổi nhiều chính sách để thôn tính Trung Quốc. Bốn chữ “thôn tính Trung Quốc” xuất hiện trước mắt khiến cho giấc mộng cầu viện của Sào Nam hầu tan thành mây khói. Phần 2: Tân Việt Nam 新越南: Bài viết năm 1907 gửi đồng bào trong nước nêu lên nỗi nhục nhã mà người dân Việt Nam mất nước phải chịu đựng. Muốn thoát ách xâm lược, nước ta phải theo đường lối duy tân. Sau khi đã thực hiện duy tâm thì dân trí nước ta sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân nước ta nắm giữ. Để thực hiện cuộc duy tân này có 6 điều mong mỏi: mọi người có chí tiến thủ, có tinh thần đoàn kết thương yêu nhau, có tư tưởng tiến bước lên nền văn minh, làm sao cho nước Nhật Bản bây giờ cũng như nước Việt Nam ngày sau vậy, mọi người đều có sự nghiệp thực hành yêu nước, mọi người đều có sự nghiệp thực hành công đức, mọi người đều có hy vọng về danh dự lợi ích.” (Thọ, p. 128). -
[Độ nghị kiều phú]
“Nguyên sách không có tên, lấy tên theo tên bài phú đầu sách. Chữ viết đá thảo. Nội dung gồm các bài sau: Độ nghị kiều phú [ 渡蟻橋賦], Ngũ trượng nguyên đồn điền phú [五丈原屯田賦], Triệu Bá Đường phú [召伯堂賦], Yển miêu phú [揠苗賦], Học bất yếm hối bất quyện phú [學不厭悔不倦賦], Tâm chính tắc bút chính phú [心正則筆正賦], Hỉ vũ đình phú [喜雨亭賦], Đầu hồ phú [骰壼賦], Tuế hàn tùng bách phú [歳寒松栢賦], Uyên Minh độc ái cúc phú [淵明獨愛菊賦], Đỗ Vũ khố phú [杜武庫賦], Trúc lâm thất hiền phú [竹林七賢賦], Thái bình nghi vệ phú [太平儀衛賦], Tư mã đề kiều phú [司馬題橋賦], v.v.” (Thọ, p. 128). -
Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (q.01)
“Bộ sách ghi chép những người thi đỗ đại khoa từ triều Lý đến hết triều Lê. Q.01: Từ khoa Ất Mão (1075) đời Lý Nhân Tông đến khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) đời Lê Hiến Tông." (Thọ, p. 127). -
Đinh triều sự chí
“Gồm 2 phần:" "Phần 1: Đinh triều sự chí 丁朝事誌, kể sự tích triều Đinh bằng thơ lục bát: Cha Đinh Tiên Hoàng là Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu. Công Trứ thấy loạn lạc, ngày đêm cầu xin thần Phật cho giáng sinh người hiền cứu đời. Một hôm Đinh phu nhân chiêm bao thấy một người cao lớn đến xin nhận làm con. Phu nhân nói chồng, Đinh công mừng rỡ. Bà có thai rồi sinh ra một người con trai. Đinh công từ quan về quê Hoa Lư rồi mất sớm. Bà buôn bán nuôi con. 12 tuổi con phải đi chăn trâu, cùng trẻ con chăn trâu bày trò đánh trận, cùng 4 bạn đồng niên là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ bàn nhau tập trận, làm cung điện, đắp thành, lập triều đình…Sau đất nước rối ren, ông nổi dậy dẹp 12 sứ quân rồi lên làm vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng đế. Sắp đặt hình phạt nghiêm khắc, nước được trị. Sau bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn là con lên ngôi, gọi là Phế Đế ở ngôi được 13 năm. Dương hậu thông giao cùng tướng quân Lê Hoàn, sau giao toàn bộ quyền bính cho Lê Hoàn. Ngôi báu sang tay họ Lê." "Phần 2: Một số bài thơ Nôm vịnh nhân sinh quan, cảm thán…” (Thọ, pp. 126-127)." -
Địa lý tiện lãm
“Đầu sách có ghi việc Đường Ý Tông sai Cao Biền sang An Nam làm Đô hộ sứ, ngầm sai trấn yểm các long mạch quý địa của ta nhưng có Tản Viên sơn là tối linh thiêng, Biền yểm không được nên soạn ra sách Cửu Long kinh này để dâng lên. Sách chia ra 3 phần: Trung chi Cửu long ca- Tả chi Cửu long ca- Hữu chi Cửu long ca, nói về các mạch đất tốt ở An Nam, nơi nào là quý địa phát mạch, nơi nào là đất xấu sinh họa tai. Mỗi một địa danh được trình bày theo kiểu thơ lúc thì 7 chữ, lúc thì 4 chữ, có chú chữ nhỏ ở dưới…” (Thọ, pp. 124-125). -
Địa lý Tả Ao gia truyền
“Phần 1: Thơ lục bát chữ Nôm viết về môn địa lý của Tả Ao: giới thiệu quê quán Tả Ao. Tiếp sau nói thuyết âm dương ngũ hành ứng vào phép địa lý. Phần 2: Hộ bộ Thượng thư Quách tướng công địa lý gia truyền, nói về phép địa lý gia truyền của tướng công họ Quách, Tầm long tróc mạch điểm huyệt pháp [尋龍捉脈點穴法]. Phần 3: Cầu tự pháp [ 求嗣法], Âm dương địa luận [陰陽地論], Mật từ [密辭], Vi sư pháp [為師法]. Tổng luận âm dương pháp [總論陰陽法]. Cuối sách có bài Địa lý chỉ nam 地理指南 nói là do Hồ Tông Thốc [胡宗鷟] đời Trần soạn.” (Thọ, pp. 123-124). -
Địa lý gia bảo
“Đầu sách có bài Tựa. Tiếp đến là Mục lục rồi vào chính văn gồm 20 luận: 1- Phát địa lý chi nguyên:Mạch sơn thủy cũng như vạn vật thiên biến vạn hóa nhưng tựu trung không ngoài nhất âm nhất dương phối hợp với nhau. Cho nên có khinh thanh chi thiên làm dương tất có trọng trọc chi địa (Đất nặng đục) làm âm, khí đất bốc lên, khí trời hạ xuống, đó là nguồn gốc âm dương của trời đất luôn luôn phối hợp với nhau. Sự phối hợp ấy là thiên biến vạn hóa, người học địa lý phải hiểu sâu sắc mới có thể hiểu được các ý khác. 2- Luận sơn thủy phúc bối: Kinh nói: Xem tướng sơn thủy cũng như xem tướng người. Phàm thân thể người ta phía trước là bụng, phía sau là lưng, miệng, mũi, tai, mắt, tay, chân, phàm cái gì có thể liên động được đều ở về phần bụng, phần sau lưng bất quá chỉ đơn thuần là da thịt mà thôi. Cho nên ăn uống, nói năng, động tác đều ở phía trước bụng, sau lưng dẫu có gân mạch cũng chỉ là bồi dưỡng sinh khí để đổ về phía trước bụng mà thôi. 3- Luận long sơn sa huyệt mạch khí đẳng danh: Nói về các thuật ngữ môn địa lý phong thủy. 4- Luận địa thế địa hình địa lý: Bàn về hình thế địa mạch. Tiếp sau nói riêng về các thế đất, cho đến thiên 30: Luận lý địa đạo thập cấm nói về đạo đức của người xem phong thủy tướng đất có 10 điều cấm không được làm.” (Thọ, pp. 122-123). -
Địa học tinh hoa (q.03)
Q.03: Bị thiếu ở phần đầu. Từ tờ 1 đến 20 là chữ Hán, từ tờ 21 đến hết là chữ Nôm. Phần chữ Hán là phần vấn đáp của Hòa Chính tiên sinh nói về các huyệt đất táng. Phần chữ Nôm là Hòa Chính địa lý ca 和正地理歌.” (Thọ, pp. 121-122). -
Địa học tinh hoa (q.02)
Q.02: Đầu sách có dấu triện ghi: Hà Nội, An Thành hiệu 河内, 安成號. Quyển này chuyên nói về từng loại huyệt... (Thọ, pp. 121-122). -
Địa học tinh hoa (q.01)
“Q.01: Sách dạy cách xem đất cất mồ mả, chọn nơi ở, xem sao tốt xấu, quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc…Sách soạn theo thể văn vần và lục bát. Tầm long pháp [尋龍法]: Đắc thành vạn loại, tiên hữu tam linh [得成萬類, 先有三靈]- Khí bẩm thiên sinh, anh hùng địa cốt [氣稟天生, 英雄地骨].…- Dã đàm ca [ 野談歌]- Phân kim tọa độ [分金坐度]- Đại cương khuyến mẫu thư [大綱勸拇書]..." (Thọ, pp. 121-122). -
[Địa dư chí]
“Phần đầu 21 tờ không ghi rõ tên sách, chép tiểu truyện nhân vật lịch sử như: Lưu Tiệp, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thế Lịch, Phạm Tu, Phạm Quý Thích, Nguyễn Tự Cường, Vũ Duệ…chưa biết chính xác là biên soạn hay chép theo sách nào. Từ tờ 22 trở đi chép lại sách Hoàng Việt địa dư chí [皇越地輿誌] (q.01 và q.02) của Phan Huy Chú 潘輝注. Cuối sách có ghi niên hiệu Tự Đức thứ 24 (1871), có lẽ đó là niên hiệu của bản gốc đã dùng để sao chép: q.01: Thuận Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Biên Hòa, Hà Nội, Nam Định, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương. q.02: An Quảng, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An.” (Thọ, pp. 120-121). -
Đậu trúng tạp chứng
“Q.1: Bàn chung về phép chẩn đoán và chữa trị bệnh đậu mùa: Đậu trúng tạp chứng ca [痘中雜症歌]; Chẩn đậu mạch ca [ 疹痘脈歌]… Q.2: Cách chữa trị khi bệnh mới phát: Sơ nhiệt nghịch chứng ca [初热逆症歌], đậu sơ nhiệt hiểm chứng [痘初熱險症], bại độc tán [敗毒散], gia vị ích nguyên tán [加味益元散]… Q.3: Các triệu chứng bệnh lý: Đầu cao đái hắc chứng luận [頭窯带黒症論], sắc bạch bì bạch chứng đồ [色白皮白症圖], gia giảm hồi thương tán hỏa thang [加減回倉散火湯], báo đậu xuất nhi phục một [报痘出而復没] . Q.4: Các phương thuốc: Thái ất cao [太乙丹], thốn kim đan [寸金丹]” (Thọ, p. 118). -
Dã sử lược biên tục kỷ
“Sách chép lịch sử Việt Nam từ kỷ Dực Tông hoàng đế (Tự Đức). Sách viết: Dực Tông hoàng đế húy Thì, chép nguyên cả chữ Thì 時 không kiêng húy đổi chữ hoặc viết thiếu nét, cho thấy khi soạn và chép sách này, khoảng năm Duy Tân thứ 7 (1913) khi lệ kiêng húy trên thực tế gần như đã thả lỏng. Tập này chép các sự kiện đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Chẳng hạn: - Việc Pháp làm cầu Long Biên : 維新七年十月二日流七人梁文竿(上福縣人慈廉社) 許一子從…: Mậu Tuất, Thành Thái thứ 10 (1898), người Pháp khởi công làm cầu sắt qua sông Nhị Hà. - Việc đàn áp phong trào Đông Kinh nghĩa thục: Năm Duy Tân thứ 2, tháng 10 ngày 2, Pháp đày 7 người, cử nhân Lương Văn Can (người xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc) bị đày đi Nam Vang, được phép đưa thêm một người con trai theo hầu. Ngày 7 lại đày thêm 30 người nữa”. Hoặc ghi về cuộc khởi nghĩa Yên Thế: 皇花探南國一人而已不知何許人,但開傳安世縣人原姓楊,認姓黃得黃廷經養為子… Hoàng Hoa Thám chỉ là một người Việt Nam thôi, không biết người ở đâu, chỉ nghe truyền ngôn nói là người huyện Yên Thế, nguyên họ Dương sau mạo nhận là họ Hoàng, được Hoàng Đình Kinh nuôi làm con nuôi…” (Thọ, pp. 88-89).