Items
-
Hương Tích động nhật trình
“Gồm 3 bài: Hương Tích động nhật trình 香跡峒日程: Bài thơ chữ Nôm, thể lục bát kể hành trình đi lễ và xem cảnh chùa Hương. Kỳ Đồng vấn nguyệt ca 奇童問月歌: Thơ Nôm thể song thất lục bát của Kỳ Đồng. Chiêm cẩu kinh luận pháp 占狗經論法: kinh nghiệm nuôi chó lành, chó dữ. Cách chọn giống chó qua sắc lông, mắt, tai, mõm, chân. Khuyển tướng quốc ngữ ca 犬相國語歌: cách chọn tướng chó để nuôi, chủ nhà sẽ được mọi việc theo sự lựa chọn đó, v.v.” (Thọ, pp. 188-189). -
Hồng Vũ đại định địa lý cấm thư
“Hồng Vũ (1368-1398) là niên hiệu đời Minh Thái Tổ, đại định ý nói chiến công của Minh Thái Tổ đánh đuổi người Mông Cổ, khôi phục nền độc lập của người Hán, sách này thuộc loại sách bí truyền từ đầu đời Minh, không cho lưu hành rộng rãi (cấm thư). Cuốn sách nói đây là một bản chép lại. Đầu sách có bài Tựa của tác giả sách là Lý Bá Tuyền [李伯璿] . Nội dung sách bàn về 14 phương pháp xem tướng đất, gọi là Phân kim pháp. Đó là các mục: Luận đức [論德], Tầm long căn bản [尋龍根本], Luận sơn [論山], Luận thủy [論水], Luận sơn thủy [論山水], Luận khí [論氣], Luận lập huyệt [論立穴], Luận lập xích pháp [論立尺法], Luận nhập sơn sở chủ [論入山所主], Đế vương cách [帝王格], Quận công cách [郡公格], Hậu phi cách [后妃格].” (Thọ, p. 164). -
Hồng Mông thuở xưa Bàn Cổ các tích truyện
“Thơ lục bát chữ Nôm kể lịch sử từ khi vũ trụ còn là một khối hỗn mang, rồi phân ra âm dương, hóa làm Tam Tài (Trời, Đất. Người). Thái Thượng lão quân, Phục Hy, Nữ Oa, rồi đến Bàn Cổ. Bàn Cổ sinh ra trời, đất cho đến ba triều Hạ Thương Chu. Khổng Tử học thông ngũ kinh, chư sử, thiên văn, địa lý, các sự tích xưa nay…Cuối sách phụ chép bài Cổ Am tiên sinh sấm ca văn 古庵先生讖歌文, tức là bài sấm mà người ta cho là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.” (Thọ, p. 164). -
Hồ Dạng thi tập
“Tựa của tác giả đề Nam Sơn dưỡng tẩu Khả Am chủ nhân viết năm Tự Đức Kỷ Mão 嗣德己卯(1879). 1-Hồ Dạng thi tiền tập [葫樣詩前集]. 2-Lập xuân tiền nhất nhật thiện tình [立春前一日善晴]. 3-Lập xuân dạ [立春夜]. 4-Lập xuân dạ đề [立春夜題]. 5-Nguyên nhật [元日]. 6-Nguyên nhật vãn [元日晚]. 7-Thám mai [探梅]. 8-Tảo mai [早梅]. 9-Đình mai [庭梅]. 10-Xuân khí [春氣]. 11-Xuân sắc [春色]. 12- Xuân lộ [春露]. 13-Sơ xuân hiểu [初春曉]. 14-Sơ xuân dạ [初春夜]. 15-Sơ xuân tảo khởi [初春早起]. 16-Xuân du [春偷]. 17-Sơ xuân vãn chước [初春晚妁]. 18- Nhàn tọa [閒坐]. 19-Dạ thưởng [夜賞]. 20-U hành [幽行]. 21-Thanh minh tiền dạ hữu hoài [清明前亱有懷]. 22-Mộ xuân nhàn tọa [暮春閒坐]. 23-Thanh minh hỉ tình [清明喜情]. 24-Thu nhật tạp thi [秋日杂詩]. 25-Lập thu dạ [立秋夜]. 26-Sơ thu [初秋]. 27-Sơ thu thư hoài [初秋書懷]. 28-Sơ thu bất mị [初秋不񠅑]. 29-Sơ thu hiểu khởi [初秋曉起]. 30-Sơ thu ngẫu hứng [初秋偶興]. 31-Sơ thu vãn bộ [初秋晚捕]. 32-Giang biên vãn bạc [江边晚泊]. 33-Giang thôn tình [江村情]. 34-Thuật hoài [述懷]. 35-Thu dạ [秋夜]. 36-Dạ vọng tiền khê [夜望前溪]. 37-Giao cư vãn [交居晚]. 38-Tảo khởi [早起]. 39-Đăng lâu [登樓].” (Thọ, p. 158). -
Hồ Chủ Tịch ký phụ lão toàn quốc thư
“Văn bản mới chép lại nhân sưu tầm được bản văn chữ Hán của Hồ Chủ Tịch. Mở đầu rất thiết tha, khẳng định vai trò các cụ phụ lão đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Tiếp sau là bài Nội vụ bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng kính cáo quốc dân đồng bào thư [内務部長黄叔亢敬告國民同胞書].” (Thọ pp. 157-158). -
Hòe hiên danh gia thi giải
“Chép lại bộ sách cùng tên của Trung Quốc. Đầu sách có bài Tựa của Hòe Hiên nói về sự cần thiết phải nghiên cứu học tập thi luật, nói việc giải thích thơ chia làm các loại: Giải thích ý nghĩa, giải thích pháp mạch, giải thích về thể cách, qua nhiều cách giải thích như vậy kết cấu thơ được sáng tỏ.Cuối bài ký tên Tạ Tuân hiệu Mi Sĩ thị soạn tháng 8 năm Ung Chính 12. Tiếp theo là các bài, mục: Luận bằng trắc, luận vận, luận tuyệt cú…Cuối bài ký tên Hòe Hiên chủ nhân thư. Tờ 10 là bài: Hòe Hiên gia Thang Hải Nhược tiên sinh danh gia thi tuyển Thượng quyển…Đây là bản chép lại nguyên thư của Trung Quốc về đề tài Thi pháp học, rất cần thiết cho các nhà Nho nước ta, đương thời cũng như hiện nay thường là loại sách rất hiếm.” (Thọ, p. 183). -
Học quy tân trường khai thiết
“ Tập sách chép lại một số bài báo, tạp chí bằng chữ Hán, có bài dịch từ tiếng nước ngoài. Nội dung: thuộc nhiều chủ đề: Cách học mới, Vấn đề du học, Vệ sinh, Công nghệ, Các bài hiểu dụ, Thông báo, Cấm thị biểu văn, Chính sách đê điều, Luật lệ nước Đại Việt, Việc biên tập sách Đại Nam điển lệ, Bàn về nông nghiệp, các bài biểu…có cả các bài tạ biểu của các ông: Vũ Nhự, Vũ Phạm Khải, bản dịch báo của phó đốc Lê Văn Chỉnh, bài viết về nghĩa trang quân Pháp ở Phúc An, luật cấm xuất khẩu gạo…”. -
Học Hải trường môn sinh dục nghi phổ
“Nội dung: gồm 2 phần: Phần 1: Các điều quy ước của môn sinh trường Học Hải (10 điều). Phần 2: Ghi tên một số người có lẽ là Ban đại diện học sinh trường Học Hải.” (Thọ, pp. 159-160). -
Hoạt ấu tâm pháp đại toàn
“Ghi chép các bài thuốc chữa trị các chứng: đậu, chẩn, kinh phong của trẻ em theo sách cùng tên của Chu Vũ Tuân [周雨郇] do nhà sách Ngũ Vân Lâu [五雲樓] (Trung Quốc) xuất bản. Sách gồm 9 quyển, hầu hết đều nói về việc chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa.” (Thọ, pp. 178-179). -
Hoàng Việt xuân thu
“Tiểu thuyết lịch sử (gồm 60 hồi), làm vào khoảng thế kỷ XIX, có những tư tưởng lệch lạc, xuyên tạc lịch sử. Về văn bản có liên quan với sách Việt lam tiểu sử [越藍小史] do Lê Hoan khắc in năm Duy Tân Mậu Thân [維新戊申] (1908). Nội dung: Giai đoạn từ cuối đời Trần đến đầu đời Lê: Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, tự lên ngôi vua. Trần Thiêm Bình cùng bầy tôi là Bùi Bá Kỳ trốn sang Trung Quốc cầu viện. Nhà Minh đưa Thiêm Bình về nước, bị Hồ Quý Ly cho phục binh giết chết. Vua Minh mượn cớ này, đưa quân sang xâm chiếm Việt Nam, bắt cha con Hồ Quý Ly đưa về Trung Quốc. Con cháu nhà Trần là Giản Định, Trùng Quang nổi lên chống chính quyền đô hộ, đều thất bại. Sau Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, qua 10 năm kháng chiến gian khổ đã đánh đuổi được giặc Minh, giải phóng đất nước lập ra nhà hậu Lê.” (Thọ, p. 178). -
Hoàng Việt thi tuyển
“Sao chép Hoàng Việt thi tuyển theo bản in, nhưng chỉ có 10 tờ đầu quyển 1. Đời Lý: Lý Thái Tông: Tán Tì Ni Đa Lưu Chi thiền sư [贊枇尼多流支禪師]. Lý Thần Tông: Tăng Vạn Hạnh [贈萬行]. Đời Trần: Trần Thái Tông: Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn [寄清風庵僧德山]. Trần Thánh Tông: Hạnh An Bang phủ, Vãn Trần Trọng Trưng [幸安邦府, 挽陳仲徵]. Trần Nhân Tông: Xuân nhật yết Chiêu Lăng, Xuân vãn, Thiên Trường vãn vọng, Thiên Trường phủ [春日揭昭陵, 春晚, 天長晚望, 天長府]. Trần Anh Tông: Vân Tiêu am, Vãn Pháp Loa Tôn Giả [雲肖庵]. Trần Minh Tông: Dạ vũ, Cam Lộ tự [夜雨, 甘露寺]. Đời Lê: Lê Thái Tổ: Cốc nhật đề [谷日提]. Lê Thái Tông: Vọng viễn sơn dạ yến, My ổ, Xuân nhật bệnh khởi, Trú Xương Giang, Tang châu…” (Thọ, p. 178). -
Hoàng triều nhất thống địa dư chí
“Tác phẩm địa lý học của Lê Quang Định, Thượng thư bộ Binh đầu đời Gia Long. Đúng tên sách này là Hoàng Việt nhất thống địa dư chí. Nguyên thư toàn bộ gồm 3 quyển, ở đây chép gọn trong 1 tập, không chép Tựa, Bạt, cũng không đề tên năm tháng và tên tác giả.” (Thọ, p. 173). -
Hoàng Minh tứ di
“Chép lại sách của Trung Quốc, gồm 2 phần thượng hạ. Có 1 bài chí do Hải Diêm Trịnh Hiểu 鄭曉 ghi chép tổng lược về các nước xung quanh Trung Quốc, trong đó có nước ta: An Nam, Ngột Lương Hợp, Triều Tiên, Lưu Cầu, Nữ Trực, Tam Phật Tế, Chiêm Thành, Nhật Bản, Chân Lạp…” (Thọ, p. 173). -
Hà Nội tỉnh Văn Miếu
“Thơ, câu đối đề vịnh Văn Miếu tại Hà Nội: Đề danh bi đình ký 題名碑亭記 Chép lại tấm bia nói về Án sát Lê Hữu Thanh [按察黎有声] trùng tu đình bia Tiến sĩ ở Văn Miếu đời Tự Đức, Văn Miếu môn 文庙門: Chép các hoành phi, câu đối ở cổng Văn Miếu của Bắc kỳ kinh lược đại sứ Vĩnh Lại quận công Nguyễn Hữu Độ [北圻經畧大使永賴郡公阮有度], Hà An tổng đốc Nguyễn Vĩ [河安總督阮炜], Nguyễn Văn Năng [阮文能], Lê Đĩnh [黎挺], Nguyễn Văn Nhã Án sát sứ Hà Nội [阮文雅按察使河内], Hà Nội tuần phủ Lê Quang Huy [河内巡撫黎光輝]…Hoành phi câu đối ở Khuê Văn Các 圭文庙: của Tuần phủ Lê Quang Huy [巡撫黎光輝], Án sát Đặng Đức Cường [按察鄧德强], Tiến sĩ- Học chính Hà Nội Phan Đình Dương [進士學正潘廷楊], Huấn đạo Nguyễn Hoan [[訓道阮歡].” (Thọ, pp. 153-154). -
Hoa Đường An Thích hầu Lập Trai tiên sinh thi tập
“Sách chép tiểu sử và thơ văn của Lập Trai Phạm Quý Thích, nhưng trong tập còn chép cả thơ của Trần Danh Án, bia tự điền, bia đền Cao Sơn… 1. Tiểu sử Phạm Quý Thích. 2. Lập Trai từ đường biên, Lập Trai từ đường bi: do Nguyễn Đăng Giai, Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Hà Ninh-Ninh Thái Tổng đốc, Kinh lược đại sứ soạn năm Quý Sửu. Lập Trai tiên sinh tự điền bi: ghi việc năm Tự Đức 5 (1852), Nguyễn Văn Siêu làm Án sát Hưng Yên đã cho tu sửa từ đường Phạm Tiên sinh, lại bàn mua 4 mẫu ruộng tại xã Lương Đường để thờ cúng tiên sinh… 3. Biểu tạ ơn của Phạm Quý Thích được về quê dưỡng bệnh. 4. Cao Sơn đại vương từ bi minh tịnh tự: Bia ghi sự tích Cao Sơn đại vương thờ tại phường Kim Hoa huyện Thọ Xương, tục gọi là Đồng Lầm. Có ghi sắc phong các đời phong tặng. 5. Hoa Đường An Thích hầu Phạm Lập Trai tiên sinh thi tập. Tập thơ của Phạm Quý Thích. 6. Bảo Triện Hoàng giáp Trần Danh Án thi tập. Tập thơ của Trần Danh Án.” (Thọ, pp. 179-180). -
Hỉ vũ thi
“Không có tên sách chung, Hỉ vũ thi [喜雨詩] là tên bài thơ đầu sách. Tập phú kinh nghĩa luyện thi: Hỉ đắc vũ [喜得雨] (mừng được mưa), Vương tam nguyên thi [王三元詩], Thương lãng ca thi [滄浪歌詩], Phú đắc vạn lý vân tiêu nhất phiến mao thi [賦得萬里云肖一煽毛詩], Nhân giả lạc sơn thi [人者樂山詩]. Một số bài phú lấy đề tài trong sách cổ: Phu tử đường phú [夫子堂賦], Tống Đông Bình Vương quy quốc phú [送東平王歸國賦], Phi lễ vật thi phú [非禮勿詩賦], Văn Vương dũng phú [文王勇賦], Bàn Ninh phú [盤寧賦], Trị thân như vũ phú [治身如武賦], Thiên địa sở dĩ vi đại phú [天地所以爲大賦].” (Thọ, p. 171). -
Hải ngoại huyết thư
“Trên những tờ giấy cũ một mặt, chép bức thư lời lẽ thống thiết như viết bằng máu của Phan Bội Châu từ Nhật Bản gửi tới đồng bào trong nước, lột trần chính sách thâm độc của giặc Pháp, lên án nạn sưu cao thuế nặng, chế độ giáo dục nhồi sọ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Bức thư do Lê Đại dịch, cũng với ngôn từ rất kích thiết như có đoạn: “Gió tanh xông mũi khó ưa, kiếm sao cắp nách mà ngơ cho đành. Hòn máu uất chất quanh đầy ruột, anh em ơi xin tuốt gươm ra! Có trời có đất có ta, đồng tâm thế ấy mới là đồng tâm.” (Thọ, 156). -
Hà Nội học chính thám hoa Vũ Phạm Hàm tập văn
“Gồm các câu hỏi đáp về nhân sinh, trị đạo như: Vấn thi hà vi nhi tác dã 問詩何為而作也, Vấn đế vương chi đại kinh đại pháp 問帝王之大經大法, Vấn văn vũ tịnh hành uy đức nãi thành 問文武並行威德乃成, Vấn quân thần tương đắc nhiên hậu thành kỳ nghiệp 問君臣相得然后成其業, Vấn đế vương chi học dĩ sự thiên hạ chi vụ 問帝王之學以事天下之務, Vấn xử sự chi phương hữu kinh hữu quyền 問處事之方有經有權...gồm 32 bài.” (Thọ, p. 153). -
Giới sát phóng sinh văn
“1.Bài Tựa của Quốc sử điển chí tổng tài quan hải ngu Nghiêm Nột soạn, có nội dung đề cao đức hiếu sinh của con người. 2. Giới sát phóng sinh văn [戒殺放生文]: giới sát văn [戒殺文], phóng sinh văn [放生文], phóng sinh chúc nguyện [放生祝願]. 3. Giới sát phóng sinh văn hậu tự [戒殺放生文後序]. Phụ khắc Lạc sinh tập lục [[附刻樂生集錄]: Di Lặc phật kệ [彌勒佛偈], Văn Xương đế quân thi [文昌帝君詩], Chu Tử ngữ lục [朱子語錄], Thuần Dương Lã đại tiên diên thọ dục tử ca [純陽呂大仙延壽育子歌], Đông Pha giới sát luận [東坡戒殺論], Từ uyển giới sát văn [徐琬戒殺文]. Phụ: Lạc sinh tập [樂生集].” (Thọ, pp. 149-150). -
Giá sơn yến ngữ
“Tập bản thảo chép tay có lẽ là thủ bút tác giả. Giá Sơn [蔗山] là hiệu của Kiều Oánh Mậu [喬瑩懋]. Trong tập chép thơ Kiều Oánh Mậu và thơ văn của một số tác giả khác. Gồm các bài: Đình thí tái trúng Phó bảng [亭試再中副榜] , Niên gia Nguyễn Thận Chi cẩn dĩ thi huệ đáp chi [年家阮慎芝謹以詩惠答之], Ninh hối đáo Thanh Hóa ngộ vũ [寧悔到青化悟武], Vịnh Mạt Lợi [詠末利], Chu trung tức sự [周中息事]…Tiếp theo là các bài: Xuân Hương quốc âm thi [ 春香國音詩] chép một số bài của Hồ Xuân Hương, Thế tục phú [世俗賦] của Thượng thư Phan Huy Thực người Sài Sơn.” (Thọ, pp. 140-143). -
Gia truyền hoạt anh bí thư
“Sách dạy các bài thuốc chữa bệnh cho trẻ con như: kinh gian, kinh phong, hổ mang, suyễn cấp, ho nhiệt, nhiệt tử, hàn tả, lỵ ra máu, hỏa phong, sài, nôn mửa, phù thũng…Các phương thuốc chữa bệnh: chữa kinh giản, bụng trướng, đại tiểu tiện bất lợi, trước hết uống bài Tiên sa hoàn, nếu bụng không trướng dùng Kim ngọc hoàn…Luận ngoại thang chứng: các bài thuốc chữa mạn kinh, hầu đơn, cấp kinh phong…Sát diện bộ luận đoán (nhìn mặt người để đoán bệnh): trên trán sắc hồng thì nhiệt táo, sắc xanh thì bệnh kinh, mặt mũi tối tăm u ám ứng với sự chết…Diện bộ khí sắc đồ: cách xem sắc mặt, luận tiểu nhi biến chứng: biến chứng các bệnh trẻ con…” (Thọ, p. 140). -
Gia lễ hoặc vấn
“Nội dung: Hỏi đáp nghi lễ, nghi tiết tế tự…Sách soạn theo thể vấn đáp (52 câu hỏi và trả lời), ví dụ:- Vấn: Nam nữ cát hung chi bái như hà đắc cổ lễ chi ý? Hỏi: Nam nữ lễ bái sự lành sự dữ như thế nào thì đúng ý lễ cổ? -Vấn: phàm tế tiến soạn thứ tu thịnh soạn thượng tiến nhất tuần diệc dĩ túc hĩ, hà dụng cử soạn tam tuần? Hỏi: Phàm lễ dâng cỗ cúng, làm lễ dâng một tuần cũng đủ, sao lại phải dâng lễ đến ba lần? – Vấn: điện tụng chi nghĩa khả đắc văn hồ. Hỏi: ý nghĩa của văn khấn trong lễ tế? – Vấn thượng hương tắc dụng hà hương, thế tục mỗi dụng tam phong hà như? Hỏi: Dâng hương thì dùng loại hương nào, thế tục mỗi lần dùng 3 nén là nghĩa làm sao?” (Thọ, pp. 139-140). -
Gia giảm thập tam phương
“Sách y dược, kê tên các cây thuốc: đại phong tử, thủ nhân thủy ngân, phòng phong đinh hương, lan mạt tử…Từng nhóm cây có ghi công dụng chữa bệnh gì, như: Trị phong thống chứng [治風痛症]- Nhĩ tập chứng [耳襲症]- Mục thống chứng [目痛症]- Khẩu bệnh chứng [口病症]- Thũng thống [腫痛]- Xỉ thống chứng [齒痛症]- Thổ huyết chứng [土眓症]- Thoát giang chứng [捝扛症]- Kinh quý chứng [驚季症]- Lâm bế chứng[淋閉症]- Hoa Đà chân nhân thương mạch luận [華陀真人滄脉論]: nói về các mạch độc...Các phương thuốc trị bệnh phụ nữ. Cuối sách chép mấy bài phú, văn tế: Tiền Xích Bích phú (Nôm), Tống bần tế văn (Nôm) [宋貧祭文], Tế tử bái khấn trướng văn [祭子拜懇悵文], Môn sinh khấp mẫu sư trướng văn [[門生泣母師悵文], Chinh Tây tướng sĩ tế văn [征西將士祭文].” (Thọ, p. 139). -
Đông Hải Đại vương sự tích
“Chép sự tích Nguyễn Phục [阮復] quê xã Đoàn Tùng (sau đổi là Đoàn Lâm) huyện Trường Tân (nay là Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) đậu Tiến sĩ khoa Quý Dậu niên hiệu Thái Hoà 11 (1453) đời vua Lê Nhân Tông, làm quan đến chức Hàn lâm, kiêm vương phó (thầy dạy học cho vương tử). Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đưa đại quân đi đánh Chiêm Thành, giao cho ông giữ chức Đốc lương lo việc vận chuyển lương thực. Không may trên đường đi bị bão, thuyền lương đến chậm, ông bị xử trảm theo quân luật. Sau vua biết ông bị oan, lấy làm hối, phong cho ông làm phúc thần, ban tước hiệu là Đông Hải đại vương 東海大王. Ở Hải Dương, Thanh Hoá…dân biết sự tích của ông, xin được lập đền thờ.” (Thọ, p. 135). -
Đông Dã học ngôn thi tập
“Bài tựa nói thơ là thể hiện ý chí, chí khác nhau nên thơ viết ra cũng khác nhau. Bài tựa do Nguyễn Án, người Cối Kê, tỉnh Bắc Giang viết năm Bính Thìn. Sách gồm 2 tập thơ: Đông Dã học ngôn 東野學言 gồm các bài: Tặng lân y Lê ông [贈鄰醫黎翁], Quý cố viên hương [貴故園鄉], Trùng đăng Hàm Long tự chung các [重登咸鍾閣], Du Phúc Khánh tự [遊福慶寺], Ngọc trì tức sự[玉池即事], Nguyệt dạ văn địch [月夜聞笛 ], Tương Giang nguyệt [相江月], Vô đề [無題]…Phạm Quý Thích thi tập [范貴適詩集]: tập thơ gồm 10 bài như: Chu trung tức sự [舟中即事], Tống đồng niên Nguyễn Nhuận phủ chi Yên Kinh[送同年阮潤府之焉京], Thùy khởi ngẫu thành[垂起偶成], Bất vũ hứng [不雨興], v.v.” (Thọ, pp. 134-135).