Items
-
Lê Khắc Cẩn công văn tập
“Tập văn của Lê Khắc Cẩn có các bài như: Dụ tế chinh Tây tướng sĩ văn, Vân sắc cầu mưa, làm thay xã Dũng Nghĩa mừng Nguyễn Doãn Cử đỗ Cử nhân, làm thay huyện nha Trực Ninh mừng huyện doãn họ Phạm, Hộ Xá Viên Quang tự phổ khuyến văn, Tặng Phương Để cử nhân, Tặng Liên Bạt nhã sĩ.” (Thọ, p. 214). -
[Lê Khắc Cẩn tập]
Pending. -
Lập Trai Tiên sinh di văn chính bút
“Sưu tập chép tay thơ văn của Lập Trai Phạm Quý Thích. Đầu sách có ghi các tiêu mục: Phú- ký- tự- chí- thư đáp- tạ biểu- tế văn, nhưng trong tập phần nhiều là các bài ký như: Vệ Linh sơn phú, Ngô Xá Linh Quang tự chung ký, Nghiêm Thắng tự chung ký, Pháp Lôi tự chung ký, Trung Hà châu tự chung ký, Đan Phượng tự chung ký, Phục Cổ phường Bạch Mã từ bi ký, Y miếu ký, Duy Tiên phúc thần từ ký, Duy Tiên Lý Trần công từ đường ký, v.v.” (Thọ, p. 219). -
Lại bộ điều lệ
“Tờ đầu sách chỉ còn mảnh giấy nhỏ dán vào trang trắng, đề: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức niên gian. Lại Lễ Hình Công điều lệ. Như thế có lẽ đây là bản chép về bộ Lại của Đại Nam hội điển sự lệ. Tập này có các quy định thuộc bộ Lại.” (Thọ, p. 214). -
Lạc sinh tâm đắc kinh trị quốc ngữ ca
“Diễn ca lục bát (chữ Nôm) về cách dùng thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ.” (Thọ, p. 213). -
Lãi trắc vấn đáp
“Lãi trắc” nghĩa là lấy quả bầu mà đong lường, nói ý khiêm tốn chỉ thiệp cập chủ đề một cách nhỏ nhoi nông cạn. Một tên gọi khác của sách này cũng được ghi là Hà Lạc đồ thuyết lược vấn 河洛圖説略問. Nội dung giảng bàn ý nghĩa của kinh Dịch. Các câu đáp phần nhiều đều giải thích kinh Dịch bằng tiếng Việt (chữ Nôm), so với các tài liệu giảng bàn kinh Dịch bằng Hán văn thì dễ hiểu hơn nhiều. Có lẽ đó là đặc sắc của sách, vẫn có thể giúp ích cho việc nghiên cứu kinh Dịch.” (Thọ, p. 213). -
Lã tổ sư cứu kiếp độ nhân sám
Xem Thọ, pp. 212-213. -
Kinh trị phụ nhân tiểu nhi chư chứng tổng lược
Xem Thọ, p. 211. -
Khâm thiên giải ách kinh
Xem Thọ, p. 195. -
[Kim tinh bảo tỉ]
Pending. -
Kinh nghiệm đơn phương
“Sách chép theo bản sách của Ngô Hưng Tiền (Trung Quốc). Nội dung gồm 4 phần: 1.Đơn phương trích yếu, gồm các bài thuốc chữa các loại bệnh: trúng phong, dự phòng trúng phong, khái thấu, thương hàn ôn dịch, bệnh lị, hắc loạn thổ tả, tâm khí thống, hoàng đản, đầu thống chư chứng, mục tật, nhĩ tật, nha thống nha cam, yết hầu chư chứng…2.Nữ khoa toản yếu, các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ: Điều kinh đại pháp, cầu tự, bảo sản tổng luận, thụ thai bảo hộ, thai tiền phương luận. 3.Bảo anh toản yếu, các bài thuốc chữa bệnh phong, đậu chứng, tiểu nhi cam chứng. 4.Lương phương bổ di, các bài thuốc hay ghi bổ sung: tế thế phương, tạp bệnh chứng chư phương, hứa chân quân thất bảo như ý tiên đơn…” (Thọ, pp. 208-209). -
Kim Cương Bát Nhã Ba La mật kinh tập chú
Xem Thọ, p. 198. -
Kiều Vân ký thác
Pending. -
Khuyến hiếu thư
Xem Thọ, p. 189. -
Khuyến hiếu thư
“Sách nêu chủ ý đầu tiên: Hiếu giả bách hạnh chi nguyên/ Hiếu là khởi nguyên của trăm đức hạnh tốt. Nội dung sách lấy hiếu làm chủ đề, dẫn lời khuyên trong kinh truyện để nhấn mạnh đạo hiếu trong đạo đức làm người, coi hiếu là đạo đức đầu tiên để xem xét đức hạnh con người.” (Thọ, p. 198). -
Khổng Minh tiên sinh mã tiền quái
“Sách chép tay, dạy cách xem bói qua số nét chữ hợp với thiên can địa chi để cầu tài, mong tin, hôn nhân, xuất hành, cầu danh.” (Thọ, p. 197). -
Khổng học tinh thần luận
Xem Thọ, p. 196. -
[Khiếu Năng Tĩnh thi văn tạp lục]
“Từ tờ 1-12: Các bài văn mừng Khiếu Năng Tĩnh thi đỗ của bạn bè, họ hàng cùng người làng. Câu đối mừng, trướng mừng tứ tuần đại khánh của Thái hậu, mừng được thăng chức, cha mẹ được phong tặng. Tờ 13 có trang đề là Ngự thi (?) thơ xếp theo hình tròn (?). Tờ 14-40 là các bài văn Nôm: Nhật triều quá cung [日潮過宫], Thủy hồ ca [氺湖歌], Định dần đỗ ca [定寅肚歌]… Tờ 41-55: Các bài văn tế do Khiếu Năng Tĩnh soạn. Tờ 56-62: Các câu đối của nhiều tác giả. Theo mạch văn thì thấy sách bị thiếu mất phần sau.” (Thọ, p. 197). -
Khánh hạ thi đối liên
“1.Thơ mừng tặng: Hạ nhân sinh tôn [賀人生孫], Hạ nhân sinh tử [賀人生子], Tiến sĩ Lê Văn Trung người làng Thượng Phúc làm tặng Tri phủ Vĩnh Tường, Môn đệ tế Tiến sĩ Lê Văn Trung do Vũ Phạm Khải soạn thay. 2. Câu đối: Đề từ đường, Đề đền Quan Thánh, Thần từ, Đề miếu công chúa. - Khánh hạ đối liên 慶賀詩對聯: câu đối mừng người có cháu, mừng lấy vợ, mừng anh ruột làm đề lại, mừng ông Cử nhân người Hành Thiện được làm Huyện doãn huyện Thọ Xương. - Câu đối đề ở đình thôn Lục Dư, đền Phù Đồng Thiên Vương, đền Ngọc Sơn. - Thám hoa Vũ Phạm Hàm tặng Lý trưởng.” (Thọ, 189-190). -
Khảo khóa văn
“Nội dung gồm 7 bài thi khảo hạch của Nguyễn Doãn Thạc người xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Bài thứ nhất bị rách thiếu tờ đầu, bài thứ hai có bút son phê chữ. Tập này gồm 10 bài, có thể mất thiếu vài trang, nhưng nói chung còn tương đối đầy đủ hồ sơ một kỳ khảo khóa, dấu son, dấu phách còn đủ, một hiện vật tương đối hiếm hoi của quy chế thi cử ngày xưa.1-Đạo tự đạo dã[ 道自道也]. 2-Phong niên đa thử đa trừ [多黍多除]. 3-Lễ chi công dụng [禮之工用]. 4-Phong vũ du trừ [風雨偷除]. 5-Vị ương cung thi [未央宫詩]. 6-Ngư tiềm tại uyên [魚潛在淵]. 7-Dữ thiếu lạc nhạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc [與少樂樂與眾樂樂孰樂].” (Thọ, p. 198). -
Khải đồng thuyết ước
“Sách trình bày những kiến thức thiên văn, địa lý, nhân sự bằng lối văn bốn chữ có vần cho người sơ học dễ hiểu. Đầu sách có các bản sơ đồ như: Thiên cửu trường đồ [天久長圖], Tứ thời ngũ hành bát quái chi đồ [四時五行八卦之圖], ngũ hành phương vị đồ . Kế đến là bảng kê Lịch đại niên hiệu, ghi niên hiệu của các triều đại nước ta. Xem bảng kê Niên hiệu này có thể biết sách của Phạm Phục Trai soạn ra từ đầu đời Tự Đức, từng được khắc in nhiều lần và mỗi lần in người ta lại khắc bổ sung các niên hiệu sau Tự Đức cho sát với năm in sách...Trong sách có các mục Dị nhân ghi về Đổng Thiên vương, Lý Ông Trọng, Triệu ẩu…mục nhân vật ghi nước ta đỗ Trạng đầu 46 người mà người thứ nhất là Vương Quan Quang (người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh đỗ Trạng nguyên khoa Thiên ứng Chính Bình đời Trần Thái Tông. Sau mục nhân vật có mục Bảo hóa (sản vật quý) như quế, sâm, sơn dược (củ mài dùng làm thuốc), bạch hương phụ, kỳ nam (hương liệu), trân châu (ngọc trai), đồi mồi, sừng tê…” (Thọ, pp. 195-196). -
Hương ước xã Đông Kết
“Bản mục lục của các xã Đông Kết, Mạn Châu, Mạn Trù Châu tổng Đông Kết, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Quan viên sắc mục thượng hạ lập giao ước quy định kiêng húy tên các thần ở làng. Giao ước là bài văn vần, gọi là Mục lục, chữ Hán ca ngợi địa thế của xã Đông Kết, nói về đạo Nho, ca ngợi vua tôi thời thượng cổ ở Trung Quốc như Nghiêu, Thuấn, Tắc, Khiết, các nhà Nho như Khổng Tử, Mạnh Tử. Nho phong tôn nghiêm cần phải giữ. Các tục lệ kiêng húy tên thần phải nên xem biết để tuân theo. Nếu ai tuân theo thì được thưởng, làm trái sẽ bị tội. Bảng này yết ở miếu đình để mọi người biết mà kiêng tránh để tỏ sự kính trọng thần. Phụ chép: Thái bình ca thi 太平歌詩: Bài thơ chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh thái bình…” (Thọ, pp. 184-185). -
Hương ước làng Thượng Khê
“Đây là tập ghi chép nội dung trả lời 69 câu hỏi điều tra hương tục của làng Thượng Khê, xã Hoàng Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An: Thưa rằng trong xã có 6 thôn, về thôn tôi có 2 giáp: một giáp lương, 1 giáp giáo, có 1 xóm, trại thì không có. Cuối tập ghi ngày 10 tháng 6 nhuận năm Duy Tân thứ 5 (1911), ghi họ tên 3 người soạn.” (Thọ, p. 184).