Items
-
Nam nữ giao hợp phụ luận
“Nguyên tác vốn của Phau rô người Mỹ, bản dịch ra Hán văn của Ưu Ái Tử (Trung Quốc). Sau đó một người Việt Nam là Giá Sơn đọc được sách này, thấy sách có căn bản từ các môn cốt tướng học, giải phẫu học do khảo nghiệm mà rút ra các kết luận chứ không phải là nói theo ý riêng mình…Sách gồm 50 tiết, lược kê: 1.Giao hợp là việc tối quý trọng. 2.Nam nữ tương mộ tất sinh ái tình. 3.Giao hợp là để tạo ra tinh thần của con cái. 4.Giao hợp có thích hợp hay không quyết định lạc thú. 5.Chủ ý giao cấu cùng phương pháp của nó. 6.Hình trạng tính chất của cha mẹ di truyền cho con cái. 7.Thai giáo không phải ức thuyết. 8.Tinh yêu tinh thần tạo nên tính chất của con cái. 9.Giao hợp vì tình yêu tinh thần thì có lạc thú hơn giao hợp vì dâm dục. 10.Tình yêu tinh thần kiềm chế lòng dâm dục và lòng dâm dục lấn át tình yêu tinh thần. 11.Sự cảm ứng lẫn nhau giữa ái tình và cơ quan sinh dục. 12.Ái tình gọi thức tác dụng của cơ quan sinh dục. 13.Đối với người mình yêu thì cơ quan sinh dục căng trương, đối với người mình ghét thì ngược lại. 14.Ái tình và giao cấu tất phải đi cùng với nhau. 15.Chung tình và gian dâm. 16.Tình dục là điều tất phải có để sinh tạo con cái. 17.Khi giao cấu cả nam và nữ đều phải phát huy tình dục…” (Thọ, pp. 252-253). -
Nam dược thần kinh
“Sách có 3 quyển. Quyển 1 gồm 30 bài thuốc chữa bệnh cho nam giới và nói rõ nguyên nhân gây ra các loại bệnh bốn mùa trong năm. Quyển 2 gồm 30 bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ như bế kinh, động thai, hậu sản…Quyển 3 cũng gồm 30 bài thuốc chữa bệnh cho trẻ em như cam, sài đẹn, ỉa chảy, kém ăn, khóc đêm…” (Thọ, pp. 250-251). -
Nam Bang sách học
“Mẫu bài tập văn sách, gồm 10 bài hỏi về các đề tài trong kinh truyện như: Thánh vương trị đạo dĩ giáo học triều đình chi đại chính, Tín thiện chi thuyết, Vương đạo cửu nhi hóa thành, Thiên nhân chi tế, Xuất xử chi đạo, Giáo hóa quốc gia chi cấp vụ, Đế vương chi học dĩ thành thiên hạ chi vụ…” (Thọ, p. 250). -
Mộ trạch Lê thị gia phả sự tích ký
“Sách chia 3 phần:" "Phần 1: Gia phả họ Lê, nói về dòng họ Lê ở làng Mộ Trạch vốn gốc ở Lão Lạt huyện Thuần Lộc, Ái Châu (Thanh Hóa). Đây là dòng họ có nhiều người đỗ đạt, làm quan huyện, quan tri phủ hay Tham nghị xứ Kinh Bắc, có người lại giỏi y thuật…" "Phần 2: Phụ lục: Lê Thiếu Dĩnh làm chánh sứ sang nhà Minh cầu phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương, Lê Lợi làm đầu mục. Có nguyên văn bài biểu cầu phong." Phần 3: Lê Cản Tuân thi cảo tập. Gồm 3 mục nhỏ: "a.Một số thơ của Lê Cảnh Tuân, gồm 10 bài tả cảnh, tức sự: Xuân nhật hỷ trình, Chí nhật thư hoài, Chu trung vịnh hoài, Quá Nam Xương huyện Đằng Vương các cố chỉ tác…" b. Trạng nguyên Lê công soạn tế văn tế nhạc phụ Thượng thư Vũ Công. "c.Tô Quận công thần đạo bi minh." (Thọ, pp. 239-243)." -
Minh luân toát yếu ca
Nội dung: Gồm 4 phần: 1. Minh luân toát yếu 明倫撮要. 2. Trích tự giải âm ca: soạn năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) nói đại ý là người xưa đặt ra ba nghìn từ, nay dùng chữ Nôm giải âm thành quyển sách, tên là Trích tự giải âm ca. 3. Đối cú ca: những câu đối 4 chữ theo vần điệu khuyên răn con người. 4. Tứ truyền chính văn đối tập: Lấy các chữ trong Tứ truyện, tức Tư thư làm thành bài thơ dài đối nhau, dùng các khổ thơ bốn chữ, năm chữ hoặc sáu, bảy chữ. Bài tiểu dẫn viết năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) 紹治三年 nói việc đời sống con người có 5 “luân”, Tiểu học minh luân là 1 trong 5 thiên, do Chu phu tử dạy, nhưng sợ trẻ con không thông hiểu được hết ý nghĩa nên toát yếu một cách giản đơn để học cho dễ hiểu dễ nhớ…” (Thọ, pp. 244-246). -
Minh đạo gia huấn
“Dịch sách cùng tên của Trung Quốc ra chữ Nôm, có giải cả bằng chữ Nôm xen quốc ngữ. Nội dung: truyền bá đạo đức làm người trong xã hội: trung quân hiếu thân, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…Sách thuộc loại giáo dục phổ thông, nhà Nho thường nói đó là lời dạy của Trình Minh Đạo (tức Trình Hạo) bậc đại Nho đời Tống.” (Thọ, pp. 243-244). -
Mạnh Tử tiết yếu
Xem Thọ, p. 238. -
Mai Sơn văn thảo
“Tập văn câu đối của Nguyễn Thượng Hiền. Sách chia làm 2 phần: Phần 1: Mai Sơn văn thảo 梅山文草, gồm 18 bài: Thư Nông Doãn (gửi lệnh doãn Nguyễn Công Nhân) [書農尹], Tống hữu nhân nhập đô xuân thí thi tự [送友人入都春试詩序], Nghĩ đình thần hạ Tạ quân Văn Hàn thành tam giáp tiến sĩ văn, Nghĩ bản tỉnh hạ Nghiêm tiến sĩ văn, Mộc y tử thuyết, Ký thượng nhân tháp chí minh, Tạp ký, Long Biên xuân sắc phú, Tự tư, Mông tặng Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân tạ biểu, Nghĩ đình thần tạ phong tặng biểu, v.v. Phần 2: Mai Sơn liên thảo 梅山蓮草, tập chép các câu đối của Mai Sơn tặng bạn bè: Liên Khê biệt thự, Tập cú tặng hữu nhân, Sơn ngạn, tặng Bùi nội các công húy Quang Đạt, Long Thành khách xá, Tặng Hòa Thịnh công, Tặng tôn sinh cứu nhật khai yến, Tặng viện, phụng nghĩ gia quân hộ Binh bộ tham tri, Tặng Hà Trữ thôn lão nhân, Hạc Châu biệt thự, ngãi thành, Bích lien, v.v.” (Thọ 239). -
Mai Sơn ngâm thảo
“Tập thơ văn của Nguyễn Thượng Hiền gồm 2 phần: Mai Sơn ngâm thảo 梅山吟草 và Mai Sơn văn loại 梅山文類. Phần 1: Mai Sơn ngâm thảo 梅山吟草, gồm 127 bài vịnh, 16 bài thơ mừng tặng, tạ ơn và một số câu đối ở nhà thờ, câu đối tặng bạn và phúng viếng như: Sơn trung xuân nhật[山中春日], Giang dạ [江夜], Tảo thu sơn vọng [早秋山望], Khẩu hiệu ký đô trung chư hữu [口號寄都中諸友], Trung thu vô nguyệt [中秋無月]… Phần 2: Mai Sơn văn loại 梅山文類, gồm bài Tựa viết cho sách của mình, viết thay lời ông Tiến sĩ họ Tạ thăm hỏi cha mẹ, viết thay lời đình thần thượng nhân tháp chí minh, Đại nghĩ tỉnh thân hạ Tạ tiến sĩ Văn Hàn văn, Đại nghĩ tỉnh thân tặng Kim Giang tướng quốc trí sự văn, Phụng nghĩ đình thần tạ phong tặng biểu, v.v.” (Thọ, p. 238). -
Mạch pháp
“Nội dung: Chép các bài ca dạy cách bắt mạch chữa bệnh do Lương y họ Nguyễn ở xã Dũng Quyết, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang (nay thuộc Nghi Lộc, Nghệ An) soạn ra.” (Thọ, p.237). -
Lịch đại danh thần ngôn hành lục
Xem Thọ, p. 226. -
Lịch khoa tứ lục
“Nội dung: Tuyển tập văn sách các khoa thi Hương từ khoa Gia Long Đinh Mão (1807) 嘉龍丁卯 đến khoa Minh Mệnh Nhâm Ngọ (1822) 明命壬午.” (Thọ, p. 226). -
Mạch đầu ca quát
“ Nội dung: Dạy cách bắt mạch các bệnh. Phần đầu viết theo thể lục bát không chia đoạn mục. Mở đầu: ...Hoa hiên tứ nghiệp thừa nhà Sưu cầu kinh sách thánh hiền di thư Cổ kim chỉ thượng dư sư Nghiệp y tu ngoạn thi thư gia tường phần sau là văn xuôi ghi cách bắt mạch…” (Thọ, pp. 236-237). -
Mạch bộ vị giải
Xem Thọ, p. 237. -
Mã tiền bốc pháp
“Nội dung: 1. Bài Sai văn: Rày thầy bóng lành đức, ông Khâm sai sứ giả hội đồng. Ngũ viên: Tả cơ Hắc sát Huyền thiên, Hữu cơ Đốc cước thần, truyền chi đằng vân giá vũ, một khi dường rày nhược nhục, phải đi cho động, chữ rằng pháp quan pháp vô thân, căn tìm cho được vong nhân đưa về… 2.Mã tiền bốc pháp: nếu muốn cầu tài thì viết một chữ gồm 5 nét: nét thứ 1 đặt ở phương Tí, nét thứ 2 đặt ở phương Sửu, nét thứ 3 đặt ở Dần, nét thứ 4 đặt ở Mão, nét thứ 5 đặt ở Thìn. Đặt đủ 5 nét ấy là thành ra quái. Xem quẻ bói này rất linh 新新 nghiệm. Nếu muốn cầu tài thì khởi ở Tí, đoán định mức tin vậy thì khởi ở Sửu, cầu hôn nhân khởi Dần, xem xuất hành khởi ở Mão, cầu danh khởi ở Thìn,x em có thất thoát khởi ở Tị, xem có sự đào tẩu hay không khởi ở Ngọ, Tạp sự khởi ở Mùi, việc kiện tụng khởi ở Thân, xem tật bệnh khởi ở Dậu, xem việc giao dịch khởi ở Tuất, xem về sinh sản khởi ở Hợi. 12 chi tuần hoàn biến hóa hết lại quay về cũ. Tiếp sau đi vào các quẻ…” (Thọ, pp. 234-236). -
Lục vị gia giảm pháp
“Điều chế thuốc lục vị cho người lớn và trẻ em. Có các bài thuốc: Bồi thổ cố trung phương, Tư thủy nhuận táo phương, Thống tàng phương, Hòa can ôn thận phương…Nội dung trích chép các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông.” (Thọ, p. 226). -
Lĩnh Nam chích quái liệt truyện
“Sách chép có nguồn gốc trong nhân dân. Dòng ngang trên từ mặt sách đề: Hoàng Lê Hồng Đức vạn niên chi nhị thập 皇黎洪德萬年之二十; tầng dưới đề tên sách chữ to: Lĩnh Nam chích quái liệt truyện. Trái: Yên Sơn Phụ Hạ xã tiến sĩ Kiều Phú tác 安山阜下社進士喬富作. Dòng trái: Kinh Bắc đạo Giám sát ngự sử tiến sĩ Vũ Quyền chí 京北道監察御史進士武瓊識. Dòng dưới sát mép giấy nát, chỉ còn đọc được mấy chữ: Ô Diên... tàng cảo 烏鳶... 藏蒿. Mặt sau là mục lục: Lĩnh Nam chích quái mục lục 嶺南摭怪目錄, kê tên 38 truyện." (Thọ, pp. 227-229). -
Lĩnh Nam chích quái
“Sách chép có nguồn gốc trong nhân dân. Dòng ngang trên từ mặt sách đề: Hoàng Lê Hồng Đức vạn niên chi nhị thập 皇黎洪德萬年之二十; tầng dưới đề tên sách chữ to: Lĩnh Nam chích quái liệt truyện. Trái: Yên Sơn Phụ Hạ xã tiến sĩ Kiều Phú tác 安山阜下社進士喬富作. Dòng trái: Kinh Bắc đạo Giám sát ngự sử tiến sĩ Vũ Quyền chí 京北道監察御史進士武瓊識. Dòng dưới sát mép giấy nát, chỉ còn đọc được mấy chữ: Ô Diên... tàng cảo 烏鳶... 藏蒿. Mặt sau là mục lục: Lĩnh Nam chích quái mục lục 嶺南摭怪目錄, kê tên 38 truyện." (Thọ, pp. 227-229). -
Liệt nữ truyện thi
“Thơ kể sự tích những người phụ nữ thời cổ của Trung Quốc thường được truyền tụng là mẫu nghi thiên hạ: Đạo Huệ hậu phi[道惠後妃], Hiếu mẫu Khương Nguyên [好母姜元] (vợ Đế Cốc, mẹ Hậu Tắc), Khế Mẫu Giản Địch [契母简狄] (cũng là vợ Đế Cốc, mẹ Khiết), Khai Mẫu Đồ Sơn [開母涂山] (bà Đồ Sơn, vợ Hạ Vũ). Nguồn gốc của sách này là cuốn sách cùng tên của Trung Quốc do Lưu Hướng đời Hán soạn, gồm 7 thiên: Mẫu nghi, Hiền minh, Nhân trí, Trinh thận, Tiết nghĩa, Biện thông. Bản kể thơ nói trên chỉ nêu rất vắn tắt mấy bà thuộc diện Mẫu nghi mà thôi.” (Thọ, p. 222). -
Lê triều sử ký
“Sách vốn không có tên sách chung. Đầu sách chỉ đề 2 chữ Lê triều 黎朝, nghĩa là chép sử triều Lê. Bắt đầu ghi từ Thái tổ Cao hoàng đế họ Lê húy Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, Thanh Hóa, ở ngôi 6 năm...Cuối sách ghi những sự kiện thuộc đời vua Lê Cung Hoàng.” (Thọ, pp. 217-218). -
Lạc thiện quốc âm chân kinh
“Cuốn sách này được coi là Tục biên của cuốn Minh Thiện quốc âm chân kinh 明善國音眞經 nhưng lấy chủ thể là phụ nữ. Phần chính văn chia làm 4 phần: ca, phú, biểu, huấn. Nội dung đều gồm các đoạn văn giáng bút mượn lời của các Thánh mẫu như: đệ tam thánh mẫu giới phụ nữ nhập tự thiêu hương ca…Ngoài ba vị Thánh mẫu, còn mượn lời Dao Trì vương mẫu, Cửu Thiên Huyền nữ, Thủy cung công chúa, Hương Tích động Quan Âm Phật tổ…và 12 tiên nữ khác như Thượng Ngàn công chúa, Cúc Hoa công chúa, Bạch Hoa công chúa, Quỳnh Hoa công chúa, Đào Hoa công chúa, Liên Hoa công chúa, Quế Hoa công chúa, Thế Trụ thôn thành hoàng công chúa… ”. -
Lê triều Thánh Tông Thuần hoàng đế ngự chế khuyến học văn
“Tập văn luyện thi của nhiều tác giả, lấy tên chung theo tên bài đầu tập. Tiếp sau các bài khác thuộc các thể chiếu, biểu, dụ, thơ như: Minh Mệnh Mậu Tý tạm nam trí ngự chế thi nhất thủ. Lê triều Thánh tông Thuần hoàng đế ngự chế khuyến học văn. Thiệu Trị ngũ niên chiếu, lục niên chiếu. Lưỡng kỳ vũ công cáo tàng hạ biểu. Ngự chế văn sơ tập tự. Sơn-Tuyên-Hưng tổng thần biểu tạ. Minh Mệnh đăng tôn chư trấn hạ biểu. Tứ yến văn vũ tạ biểu…Cuối sách có bài thơ ứng chế của Nguyễn Tư Giản.” (Thọ, p. 218). -
Lê triều đế vương sự nghiệp
“Sách lược chép về sự nghiệp đế vương của các vua triều Lê. Nội dung chia làm 2 phần, chép 2 nét chữ khác nhau. Phần đầu có tiêu đề thế nào chưa rõ, ghi về gốc tích của hoàng mẫu Lê Thái Tổ. Năm Xương Phù thứ 9 (1385) đời Trần Phế Đế, chính sử không ghi tên thụy của vua này, nhưng soạn giả ghi là Linh Tông hoàng đế, bà sinh ra vua (tức Lê Lợi) ở thôn Diện xã Thủy Chú huyện Lôi Dương là nơi quê nội của bà. Vua sinh ra đã khác thường, mắt sáng, miệng rộng, tiếng nói vang như chuông, bên vai trái có 12 nốt ruồi, lớn lên khôi ngô tuấn tú, thông minh đĩnh ngộ hơn người, mưu mô thao lược, ngày đêm mưu việc lớn, tập hợp hiền tài, nghĩ kế cứu dân. Năm 30 tuổi được bảo ấn, 31 tuổi được kiếm quý, 32 tuổi khởi nghĩa đánh giặc Ngô, 10 năm thì đại định thiên hạ. Vua ở ngôi được 6 năm thọ 49 tuổi. Tiếp sau là Danh sách các vị khai quốc công thần nhà Lê có tên trong Lam Sơn thực lục như: Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát… Tiếp sau nữa ghi Miếu húy, tức ghi tên húy của các vua triều Lê và ghi ngày mất như: Hoàng tổ (tức ông nội của Lê Lợi) húy Đinh mất ngày 17-10… Phần 2: Lê gia sử ký đế vương sự nghiệp thực lục: ghi sự tích Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam sơn, từ việc đi xem hình thế đất Lam Sơn tới việc chuẩn bị binh lực, đọc binh thư đợi ngày khởi nghĩa… Cuối sách là phần ghi lăng mộ duệ hiệu của các vua triều Lê như: Thái tổ cao hoàng đế.” (Thọ, pp. 215-216). -
Lê Tiên sinh chính truyền thống mục bí phương
“Dưới tên sách có ghi chú Lê tiên sinh người xã Thuận Tôn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Một số bài thuốc chữa đau mắt, rắn rết cắn, chữa bệnh nhiệt táo, chữa trẻ em bị cam lưỡi, cam răng, ra mồ hôi, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh bán thân bất toại, bệnh hậu sản, trẻ em bị chứng sài…” (Thọ, p. 215). -
Lê Nguyễn niên đại
“Ghi các niên hiệu từ Lê đến Nguyễn Bảo Đại.” (Thọ, p. 214).