Items
-
Nhận trai văn tập
“Nguyễn Đình Dao 阮廷瑤 còn có thên khác là Lê Hoàng 黎黃(trên sách ghi là Nhận Trai Lê Hoàng tiên sinh 認齋黎黃先生). Trang đầu tiên của quyển 1 có bản chép tay tổng mục lục, bao gồm 47 bài chế nghĩa lấy câu trong kinh điển như: thuấn viết, hữu điển hữu tắc, bách quan tu phục, thiên mãi tứ vương, duy quyết du cư… và 20 bài phú cũng lấy câu trong kinh điển như: nhất dương lai phục, hà xuất đồ lạc, vạn bang lê hiến, sơn xuyên quỷ than.” (Thọ, pp. 280-281). -
Nhận trai văn tập
“Nguyễn Đình Dao 阮廷瑤 còn có thên khác là Lê Hoàng 黎黃(trên sách ghi là Nhận Trai Lê Hoàng tiên sinh 認齋黎黃先生). Trang đầu tiên của quyển 1 có bản chép tay tổng mục lục, bao gồm 47 bài chế nghĩa lấy câu trong kinh điển như: thuấn viết, hữu điển hữu tắc, bách quan tu phục, thiên mãi tứ vương, duy quyết du cư… và 20 bài phú cũng lấy câu trong kinh điển như: nhất dương lai phục, hà xuất đồ lạc, vạn bang lê hiến, sơn xuyên quỷ thần…” (Thọ, pp. 280-281). -
Nhàn vịnh thi ca
Xem Thọ, p. 280. -
Nhân thân phú
Nội dung: Nhân than phú, Bách phương phú gia truyền bí pháp; Lễ thiên địa cập thiên quan, v.v. (Thọ, p. 279). -
Nhân số hương ẩm
“Bản kê khai nhân số hương ẩm của một xã (không rõ tên) thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hoá.” (Thọ, p. 279). -
Nguyễn toản phu đăng giai ai tập
“Câu đối của bạn đồng liêu, bạn bè viếng Nguyễn Đăng Giai. Đối liên: các câu đối vãn Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai của các tác giả: Tổng đốc Ninh Thái Nguyễn Quốc Hoan, Bắc Ninh bố chính họ Phạm, Nam Định Bố chính họ Ngô, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, Phó bảng Đốc học Dương Danh Thuỵ, Thị tả Tiến sĩ Hoàng Đình Chuyên, Tri phủ Vũ Trọng Gia, Tiến sĩ Bạch Đông Ôn, Thị giảng Tiến sĩ Phạm Gia Chuyên, Tri phủ Lê Hữu Thanh, v.v.” (Thọ, p. 278). -
Nguyễn tộc gia phả
Gia phả họ Nguyễn (dòng họ Nguyễn Trù 阮惆, Hoàng giáp khoa Đinh Sửu Chính Hoà) ở làng Trung Tự nay là phường Trung Tự, nội thành Hà Nội. Đầu sách có ghi rõ bản phả này sao chép ngày 4 tháng 12 năm Nhâm Thân (1932) do trưởng tôn là Nguyễn Văn Chính 阮文政 tổ chức sao chép. Đầu sách có bài tựa của người soạn phả, huyền tôn là Tiến sĩ án sát Nguyễn Văn Lý 阮文理đ ề năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Gia phả cho biết Thuỷ tổ họ này là Thanh Quốc công (con Chính Thiện Công), tương truyền là họ Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại trang di cư ra. Chi trưởng là chi của Nguyễn Trù (Hoàng giáp) ghi thuỷ tổ là Chính thiện công. Cụ bà họ Đặng. Đời thứ 2: Thanh Nhàn công, Mẫn Đạt công (Văn Khê). Đời thứ 3: Chính Nghị công (Cẩm y vệ ngoại trực ti xá nhân, triều Lê). Đời thứ 4: Phúc Đoan công (Thái thượng tự thừa, Lê sơ). Đời thứ 5: huý Thạch, tự Ngọc Quỳnh, tri huyện. Đời thứ 6: Hy Cao. Bồi 31 tuổi Giám sinh, 32 tuổi thi hương đỗ Tam trường, 39 tuổi: Bổng thánh vệ điển tịch. Trí sĩ năm Đinh Mão. Thọ 87 tuổi, sau do có con làm quan to được phong Hưng Hoá xứ tham chính. Đời thứ 7: Nguyễn Trù, hiệu Loại Am, tự Trung Lượng, Hoàng giáp khoa Đinh sửu (1697). Đời thứ 8: Nguyễn Ngoạn, tự Hữu Tự, con Nguyễn Trù. Đó là ngành chính của Loại Am Nguyễn Trù. Nguyễn Văn Lý thuộc ngành dưới, có phả riêng. Cuối sách có một số giấy tờ cũ (do mối mọt) của người trong họ. (Thọ, pp. 277-278). -
Nguyễn đường phả ký
“Gia phả họ Nguyễn Tự 阮自 ở làng Tây Tựu (nay thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Trong phả chỉ thấy ghi một người (Tự Nhĩ) đậu tú tài năm 1885. Tờ 17,18 phụ lục sự tích đại tôn tiểu tôn họ Nguyễn, việc tiểu tôn xây từ đường. Từ tờ 19-30 ghi chép phụ thế phả họ bên ngoại, tờ 30-32 phụ lục bài Tựa gia phả họ ngoại (tức họ Bùi) do người cậu là tú tài Bùi Xuân Ôn soạn. Tờ 33 chép lại bài tựa từ gia phả cũ do tiến sĩ Vũ Văn Tuấn soạn từ năm Thiệu Trị 4. Tờ 34-40 chép về tổ khảo họ Vũ.” (Thọ, p. 275). -
Ngũ vân lâu tăng đính tứ thể thư pháp
Xem Thọ, p. 272. -
Ngũ thiên tự dịch quốc ngữ
Xem Thọ, pp. 271-272. -
Ngũ luân ký
Xem Thọ, p. 271. -
Ngũ chương địa lý
“Nội dung: Diễn ca lục bát (Nôm) nói về phép địa lý phong thuỷ." (Thọ, p. 271). -
Nam quốc địa dư ấu học giáo khoa thư
“Sách giáo khoa sơ học, giảng giải sơ qua về vị trí địa hình cương vực nước ta, kinh đô của các triều đại. Các núi sông lớn như Tản Viên, Sài Sơn, Hương Tích sơn, Nhị Hà…Thổ sản chính của các địa phương…Cuối sách kể vắn tắt tiểu sử của các danh nhân như Nguyễn Trãi, Lê Liệt, Bùi Bỉnh Uyên, Đinh Văn Tả, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Doanh…” (Thọ, p. 255). -
Ngô hoàng giáp thi tập
“Tập thơ chữ Hán của Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ 吾時仕. Sách có nguồn gốc trong nhân dân, giấy cũ chữ tốt nhưng tên sách có thể do người chép sách tự đặt, không đúng tên bản thảo của tác giả. Không có các bài Tựa, Bạt, mở đầu ngay bằng bài Ngư gia 漁家(nhà người đánh cá), tiếp sau là các bài: phỏng hữu bất ngộ 訪友不遇(thăm bạn không gặp), Đề Càn Đà tự 題乾陀寺(Thơ đề ở chùa Càn Đà), Mộng Bùi Tiên sinh thi 夢裴先生詩(Chiêm bao thấy Bùi tiên sinh), Đề Linh Quang tự 題靈光寺(Đề chùa Linh Quang), Hạ Bình Hồ hữu sinh nam 賀平湖友生男(mừng bạn ở Bình Hồ sinh con trai)…, Vịnh cúc 詠鞠, vịnh mai 詠梅, lung điểu oán 寵鳥怨(lời oan thán của con chim trong lồng), Kỳ lân sơn 麒麟山…Tiếp sau là các sáng tác về phong cảnh Lạng Sơn: Vọng phu thạch 望夫石, đề Nhị Thanh động 題二青峒, Chi Lăng dịch 支陵驛…Lại chép tiếp các sáng tác về danh thẳng, nhân vật Nghệ An: Đăng Hồng Sơn Thiên Tượng tự 登鴻山天象寺(lên chùa Thiên Tượng núi Hồng Lĩnh), Đan Nhai vãn vọng 丹涯晚望(chiều muộn nhìn ra cửa biển Đan Nhai)...Từ tờ 28 đến tờ 53 là phần chép tác phẩm của tác giả khác: Lã Đường thi cảo di tập 呂堂詩吿夷集 của Thái Thuận đời Lê sơ, bắt đầu bằng bài tựa của con trai tác giả là Thái Khác nói về việc sưu tập di tác của Lã Đường. Phần nguyên thư chép từ bài Nguyên nhật đến Ngộ loạn, rồi đến dòng chữ Hạ quyển chung. Từ tờ 54 đến 74: chép Thiên gia thi do Chung Bá Kính (Trung Quốc) đính bổ. Phần 2: Danh gia thi luật, thơ của các nhà thơ khác nhau.” (Thọ, pp. 266-267). -
Ngô gia văn phái phú loại
Pending. -
Ngọc lịch chí bảo biên
Xem Thọ, p. 271. -
Ngọc hoàng phổ độ tôn kinh quốc âm
Sách có nội dung về kinh thánh. Tên người diễn âm ghi ở trang tên sách: Nam thiên vạn thần thống lĩnh Tản Viên thiên vương 南天萬神統嶺傘圓山王. (Thọ, p. 269). -
Ngoại khoa khu yếu đại toàn
“Tờ tên sách, dòng bên phải: Thái y cổ tiên hiền viện tạo nguyên bản 太伊古先賢院造原本, dòng bên trái: Đinh mão tân tả 丁卯新寫. Hiệu chính vô ngoa 効正無訛. Mặt sau: Thời Gia Long lục niên tuế Đinh Mão (1807) 嘉隆六年歲丁卯. Tân Kiến An Lạc Vĩnh Mỗ tả 新建安樂永姥寫. Cách trình bày thể hiện như bản này là chép theo một bản sách in đã được in ra vào năm nói trên, hoặc cũng có thể hiểu sách đang chuẩn bị để làm bản mẫu đem khắc in. Theo mục lục, sách gồm 4 quyển: Quyển 1: Đông tập, gồm 21 mục: nói về cách chẩn trị các bệnh sang thương. Quyển 2: Tây tập, 21 mục: Não thư, nhĩ thương, tân thư, luỹ lịch, thời đổ bệnh, thời độc, trá thư, phát bối, phế thư phế uỷ… Quyển 3: Nam tập, 18 mục: thận ung, nang ung, huyền ung, tiện ung… Quyển 4: Bắc tập: sang thương các chứng phụ phương, tiêu đề các phụ phương, thác lý tiêu độc tán.” (Thọ, pp. 272-273). -
Nam Việt địa đồ quốc âm ca
Pending. -
Nam thi tân tuyển
“Mặt sau đề: Quốc phong quyển chi nhất 國風卷之一. Liên Đình Gia Tuyển soạn 蓮亭嘉選撰. Khê Đình Tuần phủ bình 溪亭循甫評. Bài dẫn đề: Mộng Liên Đình thi tập dẫn 夢蓮亭詩集引. Mặt sau đề: Thị giảng học sĩ Tiên phong Mộng Liên Đình Nguyễn Gia Tuyển Hi Lượng phủ soạn, Thái bộc tự khanh Đỗ Giám Hồ bình… Nội dung: Sưu tập thơ ca dân gian các địa phương nước ta, chia xếp theo các tỉnh, vừa ghi lại bằng quốc âm (chữ Nôm) đồng thời lại dịch các câu quốc âm ấy thành Hán văn.” (Thọ, pp. 263-264). -
Nam sử
“Nội dung: Ghi chép lịch sử Việt Nam từ họ Hồng Bàng, Hùng Vương, Rùa vàng Cổ Loa, Triệu Đà, Hai Bà Trưng.” (Thọ, p. 262). -
Nam Sơn song khoá
“Dòng đầu sau tên sách ghi: Khả Am chủ nhân soạn. Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, thám hoa khoa 1853. Tập thơ chữ Hán do Nguyễn Đức Đạt sáng tác theo phương pháp tập cổ: Đề tài đều lấy trong kinh sử Trung Quốc, mỗi bài ít nhất cũng có một câu một đoạn trích dùng trong thơ cổ, chủ yếu là trong thơ Đường. Rất ít các chú thích xuất xứ, thỉnh thoảng có chú giải một vài điển tích liên quan đến bài thơ. Kê tên một số bài trong tập: Liễu vãng tuyết lai, Thương nhan tứ lão, phiếu mẫu phạn tín, tam đông văn sử túc dụng, phú đắc cánh thỉnh vấn Bào Hi… Đặc biệt có hai bài tập cổ theo thơ Việt Nam của Nguyễn Hạnh Am tức La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Đó là hai bài chung một tên đề: An Nam tiểu Thái Sơn 安南小太山.” (Thọ, pp. 258-260). -
Nam quốc giai sự
C.f. Thọ, p. 255. -
Nam phương danh vật bị khảo (q.02)
“Đầu sách có bài Tiểu dẫn của tác giả viết năm Tân Sửu, nói ý “Học giả không ai là không muốn hiểu biết cho đến cùng kỳ lý. Nhưng lý thì làm thế nào mà hiểu cho đến tận cùng được. Cho nên phải tiếp cận với sự vật vậy... Nội dung chia 2 quyển Thượng- Hạ, gồm 32 môn: Quyển Hạ: Cung thất, chu xa, khí dụng, lễ nhạc, binh hình, hộ công, nông tang, ngư liệp, xảo nghệ, ngũ cốc, sơ thái, hoa, quả, thảo, mộc, trúc, cầm, thú, lân, giới, côn trùng. Các định nghĩa nói chung ngắn gọn, đủ hiểu. Ví dụ: Tê đái 臍帶thì định nghĩa là trẻ con sơ sinh dính liền với bào thai, khi sinh cắt đi, người đọc hiểu là cuống rốn. Hoặc: khu điền 區田là chia hàng lúa cách nhất khu thực nhất khu (cách một khu trồng một khu). Thủy đằng 氺藤 là mây nước... Nói tóm lại, đây là một cuốn từ điển song ngữ Hán Nôm, tuy khuôn khổ của nó không lớn nhưng có tác dụng rất tốt khi cần tra cứu của các danh từ chữ Hán để biết tên gọi bằng tiếng Việt và chữ Nôm.” (Thọ, pp. 254-255). -
Nam phương danh vật bị khảo (q.01)
“Đầu sách có bài Tiểu dẫn của tác giả viết năm Tân Sửu, nói ý “Học giả không ai là không muốn hiểu biết cho đến cùng kỳ lý. Nhưng lý thì làm thế nào mà hiểu cho đến tận cùng được. Cho nên phải tiếp cận với sự vật vậy... Nội dung chia 2 quyển Thượng- Hạ, gồm 32 môn: Quyển Thượng: Thiên văn, địa lý, tuế thời, thân thể, bệnh tật, nhân sự, nhân luân, nhân phẩm, quan chế, ẩm thực, phục dụng, cư xử. Nói tóm lại, đây là một cuốn từ điển song ngữ Hán Nôm, tuy khuôn khổ của nó không lớn nhưng có tác dụng rất tốt khi cần tra cứu của các danh từ chữ Hán để biết tên gọi bằng tiếng Việt và chữ Nôm.” (Thọ, pp. 254-255).