Items
-
Sơn thánh cổ tích
Xem Thọ, p. 331. -
Sơn chung hải dục
“Nội dung: Chép các câu đối ở các đền thờ của nhiều tác giả nhưng không ghi câu đối ở đền nào. Cuối cùng có bài thơ của Nguỵ Khắc Tuần mừng thọ mẹ 70 tuổi. - Câu đối thờ tự ở đền miếu: Đền Dạ Trạch, câu đối của Chu Mạnh Trinh ở đền xã Phú Thị, đền Hoàng Mai, An Nội, Lai Xá, đền thờ các vua triều Lý, câu đối đền Đình Bảng, đền Quan Lộc xã Nhân Mục, câu đối đền Bạch Mã, câu đối của Dương Khuê… - Câu đối ai vãn của Hoàng quận công (Hoàng Cao Khải), Trần Tán Bình, Đỗ Văn Tâm, Vũ Quang Ngà. - Câu đối thư phòng viên lâm. - Câu đối lăng Hoàng Cao Khải (Thái Hà thạch lăng) của Dương Danh Lập.” (Thọ, pp. 330-331). -
Sơ học vấn tân
“Sách học vỡ lòng dạy cho học trò học chữ Hán: sau mỗi câu chữ Hán làm theo thể văn vần 4 chữ là giải thích bằng chữ Nôm” -
Sơ học linh tê
“Nội dung: Cách làm một bài vãn kinh nghĩa: phá đề, lập ý…Những điều cần tránh như mắc lỗi, lạc đề. Cách dùng từ và những từ ngược nghĩa cần chú ý” -
[Sĩ tử đồng môn hội]
Xem Thọ, p. 329. -
[Sắc phong Quảng Trạch Đại vương]
“Nội dung: Sao chép đạo sắc phong phúc thần là Quảng Trạch đại vương 廣澤大王. Đạo thứ nhất sắc phong năm Vĩnh Tộ thứ 8 永祚八年(1626), đạo thứ 2 sắc phong năm Đức Long thứ 1 德龍一年(1629), đạo thứ 3 sắc phong năm Đức Long thứ 4 德龍四年(1632), đạo thứ 3 sắc phong năm thứ 5 (1633), đạo thứ 4 sắc phong năm Dương Hoà thứ 5 (1639), đạo thứ 6 sắc phong năm Dương Hoà thứ 8 (1642). Quảng Trạch Đại vương không rõ tên thật là gì.” (Thọ, pp. 331-332). -
Sách văn tân thức
Xem Thọ, p. 328. -
Sách truyện các thánh toát yếu
“Sách in chữ Nôm chữ nhỏ, giấy bản xo tốt. Lược thuật tiểu sử các vị thánh đạo Thiên chúa. Bài Tự đầu sách nói: Giáo dân đi đạo rất muốn đọc truyện để biết cuộc đời các Thánh, song le các truyện trong bấy lâu năm những sao đi sao lại cho nên mất nghĩa lắm, vì chưng kẻ thì viết chữ nọ là chữ kia, kẻ thì bỏ câu nọ câu khác, lại có kẻ lấy ý riêng mình mà thêm điều nọ điều kia, vì vậy các đấng các cụ các thầy hằng ước ao muốn sách in truyện các thánh…Tiếp sau lần lượt ghi các ngày lễ thánh trong năm, đến ngày lễ Thánh nào thì chép truyện Thánh ấy, như: Tháng Giêng ngày mồng 1: Lễ đặt tên, ngày mồng 6: Lễ Ba vua, ngày 14: Kính Ông thánh Hi Khốc Đi Ô, ngày 15: Lễ kính danh, ngày 25: Kính Ông thánh Bảo Lộc (Pau lô). Tháng Hai: ngày 1: Kính Ông thánh Y Na Khu (Ignatio), ngày 2: Kính Đức Bà đem con vào điện xưng tội, ngày 13: Kính Bà thánh Ca Ta Đi Na (Catadina) v.v.…” (Thọ p. 328). -
Sách học toản yếu
Xem Thọ, p. 328. -
Sách học toản yếu
Xem Thọ, p. 328. -
Sách học đề cương
“Sách được ghi trong thư mục cổ của Phan Huy Chú: Sách học đề cương (chú) 10 quyển. Bài Bạt của Nguyễn Trù nói: sách này của Chúc Nghiêu tiên sinh là chính tông của môn sách học, lưu hành khắp nơi đã lâu năm. Hiềm vi sách thì có mà chú thích thì còn thiếu, tôi không tự lượng kiến thức hẹp hòi, kính đem những điều được biết chép ra để cho người mới học được tiện tra cứu. Như vậy sách này phần chính văn là nguyên văn trong sách của Chúc Nghiêu mà Nguyễn Trù giới thiệu là “chính tông của môn sách học”. Tác phẩm của Nguyễn Trù chính là tất cả chú thích mà Phan Huy Chú đánh giá là “chú thích rất kỹ lưỡng, xác đáng”. Mục đích cuốn sách là in ra để cho cử tử học tập cách thức làm các bài sách luận theo các chủ đề thường nêu lên trong đề thi của các kho thi Hội. Các bài sách luận do Chúc Nghiêu soạn độ dài vào khoảng 4-500 chữ theo các chủ đề chính như sau: Q.1: Quân tâm, Nhân đức, Cương minh, Cần đức, Kiệm đức, Thường đức, Dung đức, Quân đạo, Thông minh, Thánh học, Kính thiên, Pháp tổ, Giáo thái tử, Lự vi, Trì cửu, Biến canh, cẩn thuỷ, Tích thực, Hư danh. Q.2: Chính thống, trị đạo, Pháp độ, Chiếu lệnh, Dụng nhân, Thưởng phạt. Q.3: Lễ nhạc, Tế tự, Dịch pháp, Nho thuật, Khảo quan, Khoa cử. Q.4: Tài dụng, Tiết tái, Điền chế, Phú thuế. Q.5: Quan chế, Tể tướng, Tiến cử. Q.6: Phong tục, Hình thế, Dị đoan, Nghĩa lợi, Văn chương. Q.7: Nhân tài, Lịch đại nhân tài, Thần đạo Q.8: Thiên văn, địa lý, âm dương Q.9: Lục kinh, Chư sử, Lịch pháp Q.10: Đồn điền, Tướng suý, Binh chế, Binh pháp. Các chú thích của Nguyễn Trù không tách ra phần riêng mà vẫn theo cách thông thường: bám sát nguyên văn, gặp chữ (từ) khó, điển lạ có thể người mới học chưa biết thì chú giải dùng chữ nhỏ chua ngay dòng lưỡng cước bên cạnh để giải thích. Chẳng hạn: ở nguyên văn có từ: cạnh nghiệp 競業thì ở sát dưới chú đó là chữ trong Kinh thư, thiên Cao Dao mô…Hoặc ở bài Nhân đức có dùng từ Thổ thư 土苴 thì dưới chú là chữ trong sách Trang Tử…Những chú thích như vậy rất cần thiết để người đọc dễ lĩnh hội ý nghĩa và phương pháp của bài sách luận” -
Sách các ngày lễ quanh năm đọc trong mùa chay
“Tất cả gồm 47 bài đọc để cho giáo dân ngâm đọc trong mùa chay: Ngày lễ Lô đọc lời đức chúa Chi Thu trợ đầy tớ quan cai một trăm quân cho khỏi tật bất toại. Ngày thứ sáu trợ giảng lời đức chúa Chi Thu dạy phải yêu thương kẻ khó và phải làm phúc cho kẻ khó. Ngày thứ bảy giảng phép lạ đức chúa Chi Thu đi trên mặt nước mà trợ (giúp) đầy tớ khỏi chìm và trợ nhiều kẻ liệt khỏi bệnh…” -
Sang dương kinh nghiệm toàn thư
“Sách chép tay, sờn mép. Không đề tên tác giả. Sách ghi về bệnh đậu, cách kiêng và bài thuốc chữa bệnh: Bệnh đậu ở trẻ em: các điều cấm kỵ khi lên đậu (gồm 18 điều như: phòng phải sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, sau khi đậu bay không nên ăn chất tanh, béo…). Các bài thuốc làm cho đậu mọc đều, dày, thuốc làm cho đậu bay, không bị biến chứng…Có các hình vẽ về cách chữa cho máu lưu thông, máu đủ trong khi lên đậu (khí huyết giao hội đồ thuyết, khí huyết giao hội bất túc đồ thuyết, khí huyết thiên thăng thụ hung đồ thuyết, đinh độc đồ, đậu chẩn tứ tự kinh, khí huyết thuận nghịch thiên…). Các bài thuốc: Bảo nguyên thang gia giảm, Bảo nguyên thang, Thuỷ dương thang, tứ vị thăng ma thang, thập nhất vị mộc hương tán, thập nhị vị dị công tán…” (Thọ, p. 332). -
Âm chất văn chú chứng
Xem Thọ, p. 21. -
Âm chất giải âm
“Đức Xuyên Hoà Trai Đỗ Dữ 德川和齋杜嶼 soạn và viết tiểu dẫn. Sách Âm chất 隂郅 tức Âm chất văn chú 隂郅文註 do Lê Quý Đôn 黎貴惇tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dữ do gợi ý của một người bạn, nhận thấy sách của họ Lê soạn chú đã kỹ càng, bèn căn cứ vào sách ấy mà diễn giải ra quốc âm cho dễ phổ biến. Sách gồm: Phần Tiểu dẫn, tiếp sau là phần trích Âm chất chính văn [隂郅正文], nói là dẫn lời Đế quân và phần giải âm tương ứng. Chẳng hạn lời Đế quân nói: Ta vào đời thứ 17, hiện thân làm sĩ đại phu, chưa từng bạo ngược với dân, cứu người hoạn nạn, giúp kẻ nguy cấp, thương người cô đơn goá bụa, bao dung kẻ lỗi lầm, rộng thi hành âm chất, trên hợp với trời xanh. Nếu mọi người có thể giữ tâm được như ta, thì thiên tâm sẽ ban phúc cho ngươi. Họ Đậu cứu giúp người mà sau vin bẻ năm cành cây quế (5 con đều đỗ Tiến sĩ), người cứu giúp đàn kiến mà sau đỗ Trạng nguyên, người chôn rắn mà sau làm Tể tướng. Muốn rộng phúc điền phải bằng vào tâm địa, luôn luôn thi hành phương tiện, mọi điều công đức. Sau phần trích nguyên văn chữ Hán đến phần giải âm, tức là diễn dịch ra chữ Nôm của Đỗ Dữ 杜嶼và lời bình của Vũ Vĩnh 武永.” (Thọ, pp. 18-21). -
Quế Sơn Tiên sinh trường văn
“Tập ghi chép các bài văn mẫu ở trường học của Quế Sơn tiên sinh Nguyễn Khuyến. Phần thơ có 47 bài, phần nhiều là thơ vịnh cảnh, có các bài như: Mộ xuân tiểu thán, Dữ tử quan lai kinh đình thí, Tái hoà thị độc Trần Xuân Khê nguyên vận, Ức gia thi, Hạ nhật văn cô ác thanh hữu cảm…Từ tờ 23 đến 27 là phần trướng văn. Từ tờ 28 lại ghi tiếp 38 bài thơ: Trừ tịch dạ, Đinh Hợi nguyên đán nhị thủ, Tặng Việt Đông chủng đậu y thư. Cuối sách có bài Long trúc trượng ký và Thị chư nhi, Hạ Hoàng tú tài tân điệp.” (Thọ, p. 316). -
Quốc triều tiền biên toát yếu
Xem Thọ, p. 318. -
Quốc sử luyện văn
“Các bài văn soạn theo thể song thất lục bát, hay lục bát ca ngợi công đức Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Chư tướng và các vị công chúa: Thiện Đạo quốc mẫu luyện văn Thủa Đông A rồng mây gặp hội Đức Thánh Bà duyên phối đại vương Người thần đối với tiên nương Râu rồng mắt phượng đường đường dung nghi Đàn cầm sắt khuê vi nổi tiếng Ngọc vàng kêu rợp rợp bên tai Thảnh thơi ngày tháng gác đài Những mong mộng triệu đầu thai bi hung, v.v.” (Thọ, p. 317). -
Quế Sơn thi tập
“Tập thơ của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến 三元安堵阮勸 do Nguyễn Nhữ Sơn 阮女山 hiệu Yên Đình 安亭 sưu tập, ghi chép. Trong tập có cả thơ chữ Hán và thơ Nôm. Phần thơ có 47 bài, phần nhiều là thơ vịnh cảnh, có các bài như: Thị tử Hoan (Phó bảng khoa Ất Sửu) [示子懽], Ký môn đệ Mai Khê Hoàng tú tài [寄門弟梅溪黄秀才], Ký Vân Trì Dương đại nhân [寄雲池楊大人], Ngẫu tác [偶作], Đề trung liệt miếu, Châu chấu đá voi…và nhiều bài khác.” (Thọ, pp. 315-316). -
Quần phương cận tích
Pending. -
Quân tử hữu hiếu tử
“Tên sách chung lấy theo tên bài đầu sách. Trong tập có các bài: Quân tử hữu hiếu tử [君子有孝子], Quân tử vạn niên vĩnh tích tác loạn [君子萬年永锡作亂], Quân tử vạn niên cảnh mệnh hữu bộc [君子萬年景命有僕], Nghi dân nghi nhân thụ lộc vu thiên [宜民宜人受祿于天], Tử tôn thiên ức [子孫千億], Chi kỷ chi cương [之紀之綱], Hữu phùng hữu dực hữu hiếu hữu đức dĩ dẫn dĩ dực [有馮有德以引以翌], Khởi đễ quân tử tứ phương vi tắc [𡸈銻君子四方為則]…” (Thọ, p. 315). -
Quang minh tu đức kinh văn
“Lời nói đầu: dặn dò người đời nên truyền tụng bộ kinh văn này để mọi người được xem đọc, luôn làm việc thiện. Nội dung: Thiên nam bất tử Chử Đồng Tử tiên ông giáng gồm 3 bài, nói về sự tích Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung” -
Quan âm chú giải tân truyện
“Giáo đầu bằng một đoạn nói sự cần thiết phải tu nhân tích đức: Nhân sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành cứu khổ rồi sau mới thành…Sau đó kể tích chuyện Quan Âm Thị Kính: Vốn xưa là đấng nam nhi, Mựa niềm tự thủa thiếu thời xuất gia…” -
Quan âm chân kinh diễn nghĩa
“Bên trong đề: Quan thế âm thánh tượng chân kinh [觀世音聖像真經]. Nội dung gồm: Cao Vương Kinh nguyên dẫn [高王經原引], Nam Hải quan âm phật sự tích ca [南海觀音佛事跡歌]" -
Phụng sứ yên đài tổng ca
“Nhật ký bằng thơ về chuyến đi sứ sang nhà Thanh năm Ất Dậu (1765) khắc in sau khi tác giả đi sứ về. Từ khi khởi hành, đến Yên Kinh, lên đường về, đi qua những vùng nào cảnh đẹp, những sự kiện quan trọng đáng chú ý, tác giả đều dùng thơ lục bát chữ Hán để diễn tả ghi lại. Đây là tập thơ đi sứ đời Cảnh Hưng ghi chép hành trình, nghi thức lễ tiết rất tỉ mỉ, có giá trị tham khảo về các chuyên đề văn học và lịch sử bang giao Việt Nam-Trung Quốc.” (Thọ, p. 311).