Items
-
[Danh nhân thi đề]
“Một bản chép tay sưu tập 28 bài thơ của nhiều tác giả, phần nhiều là thơ đề vịnh danh lam thắng cảnh. Nguyên thư vốn không có tên chung, tên sách là tên mục lục do Thư viện Quốc gia Việt Nam tạm đặt để đăng ký sách. Bài đầu đã bị rách mất. Các bài tiếp sau: Phương Đình Nguyễn phó bảng đề Bối tự [方亭阮副榜題貝寺] (Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đề chùa Bối Sơn), Cao Chu Thần đề Sài tự [高周臣題柴山] (Chu Thần Cao Bá Quát đề chùa Thầy), Đề Trung Liệt miếu [題忠烈廟] (tại Hà Nội tỉnh), Tây Hồ [西湖], Tây Hồ hoài cổ [西湖懷古], Đề Trấn Vũ quán [題鎮武舘], Nhị Hà [貳河], Đăng Trấn Vũ chung lâu, Dữ hữu nhân đăng Trấn Vũ. Cố Hoan thí viện trung thu đối nguyệt (Trung thu ngắm trăng ở trường thi đất Hoan Châu xưa), Đăng Câu Lậu hoài Cát tiên ( Lên núi Câu Lậu nhớ Tiên nhân Cát Hồng).” (Thọ, p. 90). -
Cứu thiên toả ngôn (q.04)
Xem Thọ, p. 85. -
Cứu thiên toả ngôn (q.03)
Xem Thọ, p. 85. -
Cứu thiên toả ngôn
Xem Thọ, p. 85. -
Cứu thiên toả ngôn (q.01)
Xem Thọ, p. 85. -
Cử nghiệp từ hàn
Xem Thọ, p. 84. -
Cúng lễ phù chú
“Nội dung gồm : 1. Cúng văn 供文: Mẫu văn cúng Phật, lễ Thánh, lễ Táo quân, lễ Bạch hổ, lễ Tam vị tiên vương, lễ Bản mệnh, lễ Thiên đài, lễ Giải hạn…2.Trần triều đại vương cúng thỉnh khoa 陳朝大王供請䚵 : bài văn cúng ở các cuộc lễ ở đền thờ Đức Thánh Trần. Ngoài ra, còn có các bài cúng thỉnh các vua Trần, các công chúa như Thiên Thành công chúa, đức ông Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng thượng tướng quân, Yết Kiêu thượng tướng quân…3. Lễ sấm Táo quân khoa 禮讖灶君䚵 : Bài văn cúng Táo quân” -
Công trực đại phu truyện
Xem Thọ, p. 80. -
Công quá cách hiệu biên
Tác phẩm quan trọng bậc nhì trong kinh sách thiện thư. Nội dung sách mượn lời, gọi là giáng buý của Văn Xương đế quân, Sơn thần, Lã tổ sư…khuyên đệ tử gìn giữ đạo đức, tự mình đánh giá mỗi hành vi của mình là có công hay có tội, và nhất thiết phải ghi lại để theo dõi sửa chữa. Có đến mấy hệ thống công quá cách: công quá cách của Thái Vi tiên quân, công quá cách của Văn Xương đế quân, Vân Cốc thiền sư…Bản hiệu biên này của Ngọc Sơn thuộc hệ công quá cách của Văn Xương đế quân, vì vậy đầu sách có bài Tựa của Văn Xương đế quân đề năm Ung Chính thứ 2 (1724). Tiếp đó có bài Tựa đề năm Thành Thái Quý Mão (1903) nói là sách được Quan Công (Thọ Đình hầu) cho phép đền Ngọc Sơn tu đính ấn hành” -
Công dư tiệp ký
“Đầu sách có bài tựa cho biết thuỷ tổ họ Vũ tính từ Vũ Hồn, quê gốc ở Phúc Kiến, sang Giao Châu làm Thứ sử thay cho Hàn Câu năm Hội Xương thứ nhất (841) đời Đường Vũ Tông. Thấy Giao Châu đất đẹp, chọn nơi làm nhà nhân đó đặt tên ấp là Khả Mộ, tên huyện là Đường An. Khả Mộ về sau đổi là Mộ Trạch. Sau đó là truyện các danh nhân tiếp theo phần nhiều cũng đều người họ Vũ Mộ Trạch. Các truyện tiếp theo: Tiết nghĩa, âm phần, Dương trạch, Thần quái. Hai tờ cuối sách là Tam danh Sừng Sỏ Sặt tích kể sự tích ba vị thần (đại vương) tên là Sừng, Sỏ, Sặt chép bằng một nét chữ khác và có lẽ mới sưu tập thêm về sau này.” (Thọ, pp. 78-80). -
Cổ vũ Đoài giáp khoán lệ
“Đầu sách có bài dẫn nói về việc soạn khoán lệ của giáp Đoài phường Cổ Vũ, không nói rõ thuộc phủ huyện nào nhưng có nhiều khả năng là tên phường Cổ Vũ đời Lê thuộc nội thành Thăng Long, đời Nguyễn tách phường Cổ Vũ thuộc về 2 tổng Thuận Mỹ và Vĩnh Xương huyện Thọ Xương, nay là khu vực gần chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Lời dẫn nói bản thôn phụng thờ ba vị Thượng đẳng tôn thần. Hai giáp Đông Đoài đều có đền thờ. Giáp Đoài từ trước đã có đền thờ nhưng năm Tự Đức Quý Mùi (1883)có quan Pháp đến bắt triệt phá, nên bản giáp phải chuyển bài vị sang thờ chung bên đền thờ của giáp Đông. Năm ngoái đất được hoàn lại, lại mua thêm được mảnh đất của bà họ Nguyễn cạnh đó nền toàn giáp chung sức lại làm đền thờ mới, ba gian, vẫn phụng thờ ba vị tôn thánh như lệ cũ. Nay lập thành bản điều lệ để các đời cứ thế mà theo. Phần cuối kê các đạo sắc thần đã được phong tặng: 3 đạo sắc đời Cảnh Hưng năm thứ 14 (1753) và Chiêu Thống 1 (1787), 2 đạo triều Nguyễn, 1 đạo năm Đồng Khánh thứ 2 (1886), 1 đạo năm Thành Thái thứ 1 (1889).” (Thọ, pp. 77-78). -
Chu nguyên tạp vịnh
“Tập thơ của Lý Văn Phức làm trong dịp đi sứ sang nhà Thanh năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Đầu tập có Tựa của Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ Thượng thư sung cơ mật viện đại thần kiêm quản Thái thường tự, Ân quang tử Lê Văn Đức đề năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Toàn bộ có khoảng 170 bài ghi lại cảm xúc, các sự kiện trên đường đi sứ. Cuối tập có phần phụ ghi chép lại các hoành phi câu đối ở các nhà công quán của các địa phương Trung Quốc. Tập thơ của Hình bộ Hữu tham tri Hoàng Văn Thu làm khi vâng mệnh lên cửa ải Nam Quan đón tiếp sứ bộ nhà Thanh. Chép lại một số tư liệu thơ văn, như: Tựa sứ Thanh Lao Sùng Quang (bố chánh sứ Quảng Tây).” (Thọ, p. 72). -
Chu lễ tiết yếu (q.04)
Xem Thọ, p. 71. -
Chu lễ tiết yếu (q.03)
Xem Thọ, p. 71. -
Chu lễ tiết yếu (q.02)
Xem Thọ, p. 71. -
Chu lễ tiết yếu (q.01)
Xem Thọ, p. 71. -
Chu dịch quốc âm ca (q.01)
“Quốc sử tổng tài triều Cảnh Hưng đề năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757) có đoạn viêt: '..Đăng ông húy Thái Bàng 泰滂 ngừoi xã Uy Viễn huyện Nghi Xuân, 20 tuổi đỗ hương tiế, 22 đỗ khoa Hoành từ, làm Tri huyện Giáp Sơn, có thành tích, thăng Hộ bộ viên ngoại lang, sau thăng Thiêm công phiên thị nội, hỗ giá Đông Dương... Mùa thứ năm Tân Hợi thăng Sơn Nam Hình hiến phó sứ, được 6 năm thì về nghỉ. Từ đó 18 năm lien không đặt chân đến chon thị thành, ở quê nhà chuyên nghiên cứu điển tịch. Bèn lấy 64 quái hòa thoán tượng (tức sách Chu Dịch) dịch thành quốc âm, đặt tên Chu dịch quốc âm ca quyết 周易國音歌訣, muốn công bố với đời... Nước ta ngàu trước Phùng tiên sinh (tức Phùng Khắc Khoan) đã có sách diễn nghĩa Chu Dịch lưu hành ở đời, nhưng nay sách của họ Phùng không còn, mà sách của Đặng ông lại xuất hiện tiếp sau, há chẳng phải là cái may cho người học Dịch hay sao!' Tựa của Phạm Quý Thích đại ý nói: việc diễn nghĩa Chu dịch không phải bắt đầu từ Đặng ông (Thái Bàng), xưa đã có diễn nghĩa của Phùng Tử Nghị Trai (tức Phùng Khắc Khoan). Nhưng sách của họ Phùng không còn truyền, vậy thì sách này tuy xuất từ Đặng ông mà làm cho nó được lưu hành chính là do Ngô hầu vậy." (Thọ, pp. 70-71). -
Chu dịch quốc âm ca
“Quốc sử tổng tài triều Cảnh Hưng đề năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757) có đoạn viêt: '..Đăng ông húy Thái Bàng 泰滂 ngừoi xã Uy Viễn huyện Nghi Xuân, 20 tuổi đỗ hương tiế, 22 đỗ khoa Hoành từ, làm Tri huyện Giáp Sơn, có thành tích, thăng Hộ bộ viên ngoại lang, sau thăng Thiêm công phiên thị nội, hỗ giá Đông Dương... Mùa thứ năm Tân Hợi thăng Sơn Nam Hình hiến phó sứ, được 6 năm thì về nghỉ. Từ đó 18 năm lien không đặt chân đến chon thị thành, ở quê nhà chuyên nghiên cứu điển tịch. Bèn lấy 64 quái hòa thoán tượng (tức sách Chu Dịch) dịch thành quốc âm, đặt tên Chu dịch quốc âm ca quyết 周易國音歌訣, muốn công bố với đời... Nước ta ngàu trước Phùng tiên sinh (tức Phùng Khắc Khoan) đã có sách diễn nghĩa Chu Dịch lưu hành ở đời, nhưng nay sách của họ Phùng không còn, mà sách của Đặng ông lại xuất hiện tiếp sau, há chẳng phải là cái may cho người học Dịch hay sao!' Tựa của Phạm Quý Thích đại ý nói: việc diễn nghĩa Chu dịch không phải bắt đầu từ Đặng ông (Thái Bàng), xưa đã có diễn nghĩa của Phùng Tử Nghị Trai (tức Phùng Khắc Khoan). Nhưng sách của họ Phùng không còn truyền, vậy thì sách này tuy xuất từ Đặng ông mà làm cho nó được lưu hành chính là do Ngô hầu vậy." (Thọ, pp. 70-71). -
Chu dịch ca quyết
“Nửa bên trên của sách là chép phần chữ Hán trong Kinh Dịch (có chú chữ Nôm nhỏ), phần dưới là phần diễn âm theo thể lục bát. Ví dụ: Càn- ngôi càn này, Nguyên hanh lợi trinh- có đức hanh đức lợi đức trinh…Phần dưới: Thượng kinh Càn là ngôi đầu, Tượng trời rất khoẻ xoay lâu chẳng cùng. Kỳ thay đức có bao dung, Vân hành vũ thí vật cùng hoá sinh.” (Thọ, p. 69). -
Chính ngự y quan gia truyền
“Trên sách đề: Bắc Ninh Từ Sơn Đông Ngàn Đông ấp chính ngự y quan gia truyền thư 北寧慈山東岸東邑正御医官家傳書(sách thuốc gia truyền của quan chánh ngự y người ấp Đông huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), chưa rõ chính xác chỉ vị ngự y nào. Sách kê các phương thuốc chữa các bệnh: Thương hàn- Hư chứng- Nội chứng- Ho- Đi ngoài- Nôn mửa- Phù thũng- Lị- Lao nhiệt- Chướng bụng- Đau bụng- Đau lưng- Đau mắt- Viêm miệng- Viêm mũi- Xuất huyết. Một số bài thuốc chữa bệnh phụ nữ: Chứng viêm nhiễm- Thai sản: Xảy thai, động thai, ứ huyết sau sinh, trúng gió sau đẻ. Trước mỗi căn bệnh có nói về triệu chứng của bệnh đó, viết theo thể thơ Nôm 6-8. Sau đó là kê các thang thuốc bắc chữa bệnh.” (Thọ, pp. 74-75). -
Chinh phụ ngâm bị lục
“Cuốn này giấy bản đã bở nát, mấy tờ đầu đứt ngang. Sách chia ba tầng: Tầng giữa là nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn 鄧陳琨. Tầng trên cùng ghi xuất xứ các câu thơ cổ của Trung Quốc như bài Quân trung văn địch [君忠文敌], hoặc bài của Âu Dương Tu Vịnh Thúc Minh phối phi khúc. Cuối sách đề: Chánh thất phẩm lục thập tam lão Vũ thị Thiên Thuỷ Khẩu cẩn khải [正七品六十三老武氏千水口謹啓].” (Thọ, pp. 60-61). -
Sử ca (q.03)
“Sách chép tay, soạn theo thể lục bát chữ Hán. Đầu sách có chép đoạn công văn của bộ Lại đề năm Tự Đức thứ 13, căn cứ vào đề nghị của Thái giám Nguyễn Túc về việc soạn sử thi, sắc cho bộ Lại đem theo cách thức đó mà soạn sử thi, mau chóng hoàn thành giao nộp cho tỉnh để trình lên. Hoàng thất là Tôn Thất Thường đem cách thức soạn sách giao cho Nguyễn Đăng Tuyển sức soạn lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ cho đến đời Minh mạt, ghi chép đầy đủ như: chư hầu tiếm quốc, việc hưng phế đại sự, các câu giai cú thiện hành, liệt nữ gian thần đều lấy làm gương không thể thiếu sót, những chỗ nào chính văn khó hiểu ý nghĩa sâu kín nhất nhất phải chú thích, tên người tên đất đều phải có móc khuyên, soạn sách tại quê nhà mau chóng hoàn thành đến mùa xuân sang năm phải xong do cấp tỉnh trình lên không được chậm trễ. Một bài phê sách: Chính văn quá giản lược, chú thích càng giản lược hơn, thiếu giải thích rõ ràng, không thể làm sách cho người sơ học. Nhưng xét thấy cũng vất vả nên thưởng cho 10 lạng bạc và cấp cho 5 lạng bạc lo tiền giấy mực. Một bài dụ của vua về việc tăng bổ sách của Nguyễn Đăng Tuyển đã soạn, đồng thời sức cho sưu tầm các sách truyện hay như Kim Vân Kiều dâng lên để cất giữ. Đồng thời nghe tin người có bệnh (chắc là nói Nguyễn Đăng Tuyển) nên cấp cho 10 lạng bạc để điều trị. Q.01: từ Bàn Cổ đến Tam quốc Q.02: từ Tam Quốc đến Tống mạt Q.03: từ Tống mạt đến Minh mạt." (Thọ, pp. 333-334). -
Sử ca (q.02)
“Sách chép tay, soạn theo thể lục bát chữ Hán. Đầu sách có chép đoạn công văn của bộ Lại đề năm Tự Đức thứ 13, căn cứ vào đề nghị của Thái giám Nguyễn Túc về việc soạn sử thi, sắc cho bộ Lại đem theo cách thức đó mà soạn sử thi, mau chóng hoàn thành giao nộp cho tỉnh để trình lên. Hoàng thất là Tôn Thất Thường đem cách thức soạn sách giao cho Nguyễn Đăng Tuyển sức soạn lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ cho đến đời Minh mạt, ghi chép đầy đủ như: chư hầu tiếm quốc, việc hưng phế đại sự, các câu giai cú thiện hành, liệt nữ gian thần đều lấy làm gương không thể thiếu sót, những chỗ nào chính văn khó hiểu ý nghĩa sâu kín nhất nhất phải chú thích, tên người tên đất đều phải có móc khuyên, soạn sách tại quê nhà mau chóng hoàn thành đến mùa xuân sang năm phải xong do cấp tỉnh trình lên không được chậm trễ. Một bài phê sách: Chính văn quá giản lược, chú thích càng giản lược hơn, thiếu giải thích rõ ràng, không thể làm sách cho người sơ học. Nhưng xét thấy cũng vất vả nên thưởng cho 10 lạng bạc và cấp cho 5 lạng bạc lo tiền giấy mực. Một bài dụ của vua về việc tăng bổ sách của Nguyễn Đăng Tuyển đã soạn, đồng thời sức cho sưu tầm các sách truyện hay như Kim Vân Kiều dâng lên để cất giữ. Đồng thời nghe tin người có bệnh (chắc là nói Nguyễn Đăng Tuyển) nên cấp cho 10 lạng bạc để điều trị. Q.01: từ Bàn Cổ đến Tam quốc Q.02: từ Tam Quốc đến Tống mạt Q.03: từ Tống mạt đến Minh mạt." (Thọ, pp. 333-334). -
Sử ca (q.01)
“Sách chép tay, soạn theo thể lục bát chữ Hán. Đầu sách có chép đoạn công văn của bộ Lại đề năm Tự Đức thứ 13, căn cứ vào đề nghị của Thái giám Nguyễn Túc về việc soạn sử thi, sắc cho bộ Lại đem theo cách thức đó mà soạn sử thi, mau chóng hoàn thành giao nộp cho tỉnh để trình lên. Hoàng thất là Tôn Thất Thường đem cách thức soạn sách giao cho Nguyễn Đăng Tuyển sức soạn lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ cho đến đời Minh mạt, ghi chép đầy đủ như: chư hầu tiếm quốc, việc hưng phế đại sự, các câu giai cú thiện hành, liệt nữ gian thần đều lấy làm gương không thể thiếu sót, những chỗ nào chính văn khó hiểu ý nghĩa sâu kín nhất nhất phải chú thích, tên người tên đất đều phải có móc khuyên, soạn sách tại quê nhà mau chóng hoàn thành đến mùa xuân sang năm phải xong do cấp tỉnh trình lên không được chậm trễ. Một bài phê sách: Chính văn quá giản lược, chú thích càng giản lược hơn, thiếu giải thích rõ ràng, không thể làm sách cho người sơ học. Nhưng xét thấy cũng vất vả nên thưởng cho 10 lạng bạc và cấp cho 5 lạng bạc lo tiền giấy mực. Một bài dụ của vua về việc tăng bổ sách của Nguyễn Đăng Tuyển đã soạn, đồng thời sức cho sưu tầm các sách truyện hay như Kim Vân Kiều dâng lên để cất giữ. Đồng thời nghe tin người có bệnh (chắc là nói Nguyễn Đăng Tuyển) nên cấp cho 10 lạng bạc để điều trị. Q.01: từ Bàn Cổ đến Tam quốc Q.02: từ Tam Quốc đến Tống mạt Q.03: từ Tống mạt đến Minh mạt." (Thọ, pp. 333-334). -
Sử ca
“Chỉ có 1 tập chép, ở trang đầu đề: Quyển chi nhất 卷之一, nhưng không thấy có các quyển tiếp theo và cũng không biết rõ ai là biên soạn hoặc sưu tập. Sách soạn theo thể thơ chữ Hán thể lục bát, chép sử Trung Quốc từ thời khai thiên lập địa: Bàn Cổ, Tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng) đến họ Hữu Sào, Toại Nhân lấy lửa dạy dân nấu nướng, dạy dân kết dây để nhớ. Hiên Viên chế ra xe cộ. Hoả quan gọi là Chúc Dung. Phục Hi đứng đầu Ngũ đế, dạy dân lấy vợ gả chồng để cương thường được rõ ràng. Viêm Hoàng dạy dân cày cấy, lấy cỏ cây chữa bệnh…đến các đời vua Hạ, Ngu, Chu, Tấn, Sở, Tần…” (Thọ, pp. 332-333).