Items
-
Đại Việt sử ký toàn thư
Pending. -
Đại Nam nhất thống chí (Q.1)
Sách gồm 2 quyển (R.597 và R.598) và 1 quyển riêng địa đồ các tỉnh (R.599). Đầu sách có ghi niên hiêu Tự Đức Nhâm Ngọ (1882), nhưng có lẽ đố chỉ là năm mà bản thảo Đại nam nhất thống chí hoàn thành việc biên soạn, chưa khắc in. Bản chép tay 3 quyển này có thể rất đáng quý vò việc biên soạn tuy giản lược, nhưng lại là văn bản ĐNNTC co để 32 tỉnh từ Cao Bằng đến Hà Tiên. (Thọ, pp. 111-112). -
Đại Việt lịch sử tổng luận
“Sách gồm 2 phần: Phần 1: Việt sử tổng luận 越史總論: Tổng luận lịch sử từ họ Hồng Bàng về sau. Phần 2: Việt sử tổng luận 越史總論: Tổng luận lịch sử các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Gồm các mục: Lê triều nhị đế, Lý triều bát diệp, Trần triều, Lê triều, Quan chế, Khoa mục, Binh chế, Hình luật, Lễ nghi, Nhạc ca, Lý tài, Nhân tài. Tiếp sau còn có các mục: Địa cầu, Ngũ đại dương, Ngũ đại châu, Tôn giáo, Toàn cầu liệt quốc tương giao, Cao sơn, Đại xuyên, Liệt quốc danh thắng, Liệt quốc danh quân, Liệt quốc danh thần, Liệt quốc danh nhân, Âu châu lục cường quốc, Thế giới quốc dân phân vi ngũ cấp.” (Thọ, p. 115). -
Đại Nam quan chế
“Sưu tập một số quy chế quan chức của triều Nguyễn: Kê các chức quan, hàm, chức vụ. Nguyệt bổng (lương), lễ phục…cấp cho mỗi người theo chức tước, tên thuỵ của các chức quan cả văn ban và võ ban. Ví dụ: Chánh nhất phẩm (Đông các đại học sĩ, Văn minh điện đại học sĩ, Vũ hiển điện đại học sĩ), Chánh nhị phẩm (Thượng thư lục bộ lương cả năm 1500 quan, gạo 150 hộc. Tổng đốc các tỉnh tương đương Thượng thư bộ Binh)” (Thọ, p. 112). -
Đại học
“Mối mọt nhiều chỗ. Nội dung: 1. Diễn giải sách Đại học: Kinh văn 1 chương, truyện văn 10 chương (Tăng Tử tác), Thảo cú (Chu Tử tác). 2. Diễn giải sách Tử truyện về các chương: Thánh ý, Chính tâm tu thân, Tề gia trị quốc, Trị quốc bình thiên hạ. 3. Diễn giải sách Trung dung... Trung dung đồ thuyết: vẽ và giải thích các chi của thuyết Trung dung, Trung dung ca (chữ Nôm), Trung dung ba mươi ba chương, mỗi chương đều có diễn giải bằng quốc âm (chữ Nôm)." (Thọ, pp. 106-107). -
Tứ thư tiết yếu: Đại học
Xem Thọ, 105. -
Đại gia di cảo
“Mở đầu là một câu đối Nôm có lẽ đề ở một đài liệt sĩ ở Nam Định hy sinh trong kháng chiến chống Pháp: Lấy máu tô cờ muôn thủa tiêu cao đài tiết liệt"
" Chung lòng cứu quốc, mười năm trừ hết lũ xâm lăng
" Tiếp là bài thơ thất ngôn ghi lại được bối cảnh hoà bình lập lại tháng 7 năm 1954:
Đài cao đá dựng trước vườn hoa
Kỷ niệm hương hồn liệt sĩ ta
Gặp lúc loạn ly căm lũ giặc
Mang thân chiến đấu trốn trường sa
Năm năm chiến đấu xương chồng chất
Một lá quốc kỳ máu dạm pha
Nay được hoà bình đi lại đến
Nhớ người tiết liệt dạ tư ta
"Đấy là phần phụ, còn nội dung sách có thể coi như một cuốn sổ tay văn học, trong đó phần nhiều ghi chép các câu đối, văn tế và 1 bài hành: Câu đối viếng tang Giáo thụ Đặng Ngọc Toản, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền điếu Thám hoa Phạm Hàm, Báo toà vãn án sát Hưng Yên Chu Mạnh Trinh, Bản tỉnh Tuần phủ Phạm Văn Thụ vãn đám tang viên Thông phán phủ Thái Bình tự vẫn, Án sát Nguyễn Tấn Cảnh vãn Lê Văn, môn sinh viếng tang thầy học là Tế tửu Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh, Văn tế Khải Định, Văn của Kim Trọng tế Thuý Kiều ở sông Tiền Đường, Tì bà hành diễn âm.” (Thọ, pp. 103-104).""" -
Dưỡng am tạp tác
Tập sáng tác gồm các thể loại của Phạm Hội sao lại từ nguyên bản năm Duy Tân 3 維新三年(1910). Bài Dưỡng Am tạp tác tự thuyết 養菴雜作序説 ghi rõ: Tập này viết từ năm Minh Mệnh Canh Tý 明命更子(1840) đến năm Thiệu Trị Giáp Thìn 紹治甲辰(1844), gồm 4 quyển, hơn một nghìn bài. Nay tuyển lựa làm thành một tập, sao lại đúng nguyên bản làm thành tập riêng, gọi là Dưỡng Am tạp tác 養菴雜作, làm xong năm Tự Đức Giáp Dần 嗣德甲寅(1854). Môn đệ là Đỗ Trung Hoà 杜中和 viết tựa. Các bài viết của Phạm Hội chia thành 11 loại: Phụng gia tiên [奉家先] gồm: Môn sinh thí trúng cáo văn [門生試中吿文], Tân trạch cáo văn [新宅告文], Đại nghĩ khánh hạ, Ai vãn, Thi, Đại nghĩ ai vãn, Giản trát, Thù phụng, Bi ký, Thư thiếp, v.v.” (Thọ, pp. 100-102). -
Dương tiết diễn nghĩa
“Sách khai tâm về luân lý đạo đức Nho giáo, dẫn lời của nhà Nho Trung Quốc là Phan Vinh ở đất Dương Tiết. Bên cạnh nguyên văn có phần dịch chữ Nôm. Đây là quyển sách rất quen thuộc đối với người sơ học ngày trước. Mấy câu mở đầu như bài châm: Thiên tích thông minh Trời cho thông sáng Thánh phù công dụng Ông Thánh giúp công cho…” -
Dương thị y phương quốc ngữ ca
“Bài thơ chữ Nôm làm theo thể lục bát viết về các bài thuốc chữa bệnh. Mỗi bài thuốc đều ghi tên các vị thuốc, liều lượng, cách dùng và công dụng của bài thuốc đó như: nhị trần thang, ngũ linh tán, huyền vũ thang, tứ quân thang…” (Thọ, p. 99). -
Dương công dật dân gia bổ ngũ chương ca
“Sách dạy tóm tắt phép xem tướng đất, tức môn địa lý phong thuỷ. Chưa rõ Dương Dật Dân là ai.” (Thọ, p. 99). -
Dược văn
“Bài văn xuôi viết về nguyên lý khám bệnh và chữa bệnh. Người béo thì đờm nhiều, khí không thông mà sinh bệnh uất. Người gầy thì huyết kém. Béo mà nhiệt thì thuốc mát không làm hạ được nhiệt. Gầy mà khí thịnh thuốc nóng không làm ấm nóng lên được…Vì vậy khi xem bệnh phải xem thể tạng người để gia giảm thuốc. Trước hết do ăn uống, do tinh thần mà sinh bệnh. Ví dụ đối với người trước giàu sau nghèo, buồn phiền mà tì uất, người công danh phát sớm, chí phóng đãng mà khí huyết nhanh suy vì vậy phải căn cứ vào tinh thần người bệnh mà gia giảm thuốc…” (Thọ, pp. 98-99). -
Dược tính phú
“Nội dung: 1. Dược tính phú 藥性賦: bài phú viết về tính năng công dụng của các loại thuốc Nam ở nước ta. 2. Kinh huyệt toát yếu lược biên 經穴撮要略編: sơ lược về các kinh huyệt trên cơ thể con người để chữa bệnh: huyệt ở bàn tay, đầu, cổ, trên thân thể… 3. Tạo xạ pháp hương 造麝法香: ghi các bài thuốc chữa bệnh, các món ăn phải kiêng trong khi chữa bệnh. Bài thuốc chữa bệnh bạch điến, phát ban… 4. Gia truyền tập nghiệm lương phương 家傳集驗良方: tập hợp các bài thuốc hay gia truyền. 5. Địa bàn pháp 地盤法: so sánh địa bàn cổ và địa bàn hiện nay. 6. Một số ghi chép vụn vặt: sát nhân hoàng tuyền thi, cứu bần hoàng tuyền thi, một số bài thuốc chữa bệnh chó cắn, cách tránh hổ báo khi vào rừng, chữa bệnh trẻ con khóc dạ đề…” (Thọ, p. 98). -
Dược tính phú
Xem Thọ, p. 98. -
Dược sơn kỷ tích toàn biên (q.01)
Pending. -
Dược sư kinh
“Nội dung: Điều mong ước lớn nhất của Phật là muốn chúng sinh thân tâm an lạc, không bệnh tật, không đói nghèo, giải thoát khỏi mọi khổ ải. Những bài tán, kệ, chú dùng khi tụng kinh Dược sư” -
Dược phẩm nam danh khí vị chính trị ca quát
“Sách gồm 2 phần: Phần 1: Sách ghi tên, đặc tính và công dụng của các loại cây dược liệu của Việt Nam viết bằng thể thơ 7 chữ, có chia ra từng bộ: nguyên thảo bộ ( gồm 62 loại như: sài hổ, hoàng linh, sơn tam, cao lương, khương hoàng…mỗi cây thuốc đều ghi khá kỹ) 原草部, đằng thảo bộ (gồm 17 loại: cẩm địa la, ngũ vị tử, sứ quân tử, cát căn…) 籐草部, thuỷ thảo bộ (gồm 6 loại như: cát bồ thông , bồ hoàng, thuỷ tháo…) 水草部, cốc bộ ( 14 loại: canh mễ, thao mễ, lang vĩ…) 谷部, thái bộ (46 loại: phỉ thái, hung căn, đại toán, giới thái, bạch giới tử, sinh khương…) 菜部, quả bộ (49 loại: mai tử, lý tử, đào tử, đường lê…) 果部, mộc bộ ( 42 loại: quang lang, tùng, quế…) 木部, trùng bộ (32 loài: phong mật, phong lạp, phong phòng, tàm…) 虫部, lân bộ ( 8 loài: xuyên sơn giáp, bách hoa xà, bạch hoa xà…) 鱗部, ngư bộ (tinh ngư, tôn ngư, tra ngư…) 魚部, giáp bộ ( 6 loại: qui, điền giải) 甲部, giới bộ ( 13 loại: bạn, kiến, giáp doanh) 介部, cầm bộ ( 39 loại: hùng kê, ô kê…) 禽部, thuỷ điểu bộ (12 loại: nhạn, bạch nga…), 水鳥部, lục súc bộ ( 26 loài : lợn, trâu nước, sừng trâu…), sơn thú bộ ( 36 loài: hổ, voi, tê giác…) 山獸部, thuỷ bộ ( thuỷ, bích hải thuỷ) 水部, thổ bộ (hoàng thổ, thổ phong sào) 土部, kim bộ (tinh kim) 金部, nhân bộ 人部. Phần 2: Chép quyển 13 bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh 海上醫宗心領, nói về Nam dược. Cuối sách là bài Chỉ nam dược tính phú 指南藥性賦.” (Thọ, pp. 95-97). -
Diệu kinh môn
“Tập kinh đạo giáo dân gian hơn 20 bài tụng niệm, như Phật thuyết Cao vương Quan Thế Âm kinh chú [佛説高王觀世音經註], Lễ Quan Âm chú [禮觀音註]…Đầu sách có bài tựa của Tập Hi đàn Đức Hiệu lang đại ý nói tập kinh này chỉ mới là một môi nhỏ trong biển kinh, kịp đem in để cho đệ tử tụng niệm” -
Dịch phu tùng thuyết
“Sách không có chương mục rõ rệt, chỉ chia một số mục như: Trình Tử tự truyện [程子序傳], Thập nhị quái ngôn thời ca thuyết [十二卦言時歌説], Chu Tử đồ thuyết [朱子圖説], Âm dương tương giao sinh Bát quái [阴阳相交生八卦], Bát quái nạp giáp chi đồ [八卦納甲之圖], Dịch thuyết cương lĩnh [易説綱領]. Ngoài các hình vẽ trong sách, cuối sách còn có 10 trang vẽ đồ hình: Tiên thiên bát quái toàn thể [先天八卦全體], Tiên thiên bát quái phối Hà đồ [先天八卦配河圖], Thiên văn đồ [天文圖], Tiên thiên bát quái phối Lạc thư [先天八卦配洛書], Hậu thiên bát quái phối Hà đồ [後天八卦配河圖], Địa lý đồ [地理圖], Hậu thiên bát quái phối Lạc thư [ 後天八卦配洛書], Tứ duy đối đãi chi đồ [四維對待之圖].” (Thọ, pp. 92-94). -
Dịch kinh (q.02)
Xem Thọ, 91. -
Dịch kinh (q.01)
Xem Thọ, p. 92. -
Di Lặc chân kinh diễn âm
“Có bài Tựa nói việc kinh đức Phật Di Lặc hạ sinh xuống đời. Bài Kệ Nôm thể 7 chữ, khuyên con người nên nghe lời Phật dạy. Có phiên âm chữ quốc ngữ bên cạnh” -
Di đà kinh
“Nội dung: Lời thuyết pháp của Phật Thích Ca, nói về sự sung sướng của chúng sinh ở nước Cực Lạc, nơi có Phật A Di Đà. Những bài văn sám hối, phát nguyện, nói về pháp lực cứu khổ cứu nạn của Phật ” -
Danh thần sự lược
Xem Thọ pp. 90-91. -
Danh phú hợp tuyển
Xem Thọ, p. 90.