Items
-
Phủ sát bí sách đề cương phú
“Nội dung: Sách nói về phép xem mạch đất tốt, xấu…” (Thọ, p. 305). -
Phổ độ chúng sinh thiên
Tạm thời chưa có tóm tắt -
Phật thuyết ngũ vương kinh diễn âm
Xem Thọ, p. 303. -
Phạm Công
Xem Thọ, p. 299. -
Phương Đình thi loại lưu lãm tập
Xem Thọ, p. 296. -
Phương Đình anh ngôn thi tập
Xem Thọ, p. 296. -
Pháp Việt đề huề chính kiến thư
“Mặt sau: Độc tỉnh tử Phan Bội Châu trứ 獨醒子潘佩珠著. Thư ngỏ gửi đồng bào trong nước trình bày chuyển hướng về chủ trương chính trị cứu nước của cụ Phan Bội Châu, đại ý: trước tình hình đế quốc Nhật đang bành trướng thế lực nhanh chóng, người Pháp và người Việt phải sửa đổi đường lối, người Pháp không được coi người Việt như nô lệ mà phải coi như bạn bè, phải hợp tác để mưu tính cuộc sinh tồn.Cụ Phan là nhà yêu nước nhiệt thành vẫn nổi tiếng là phái “báo động”, nay nghe chủ trương của cụ người đọc không khỏi cảm thấy lạ lùng. Cụ viết thư này khoảng năm 1919 khi chiến tranh thế giới kết thúc, uy thế các nước đồng minh trong đó có Pháp đang lên." (Thọ, pp. 292-295). -
Nữ tiểu học
“Nội dung: Sách dạy học dành cho phụ nữ trong những gia đình gia giáo thời xưa. Cuối bài kể một số gương tốt phụ nữ. Tiếp đến là bài Huấn nữ ca diễn âm tân đính bằng chữ Nôm: 36 điều giáo huấn: nữ đức, nữ công, nữ dung, nữ ngôn, xuất hành, dạ hành, hứa giá, tòng phu kiêm kính phu, an phận, sự cô cậu, bất thiên tư, hoà du lý, phụng tổ tiên, cẩn chẩm tịch, tôn thai giáo, huấn nữ tử, thủ tang lễ, giá nữ, thú phụ, vi kế mẫu, dung chúng thiếp, hoà gia thất, bất lăng đích, hoà huynh đệ, mục tôn tộc, giới ác khẩu, thị nô tỳ, khoan phụ trái, tín giao dịch, vụ cần kiệm, cung tân khách, giới sát sinh, kính táo quân, tòng tử, thủ trinh tiết." (Thọ, p. 289-290). -
Nhật tụng tu trì thiết yếu kinh
Các nghi thức, bài kinh căn bản dùng hàng ngày -
Ngự chế Việt sử tổng vịnh (q.03)
“Bản chép tay đầy đủ toàn bộ tác phẩm thơ vịnh sử Việt Nam của vua Tự Đức, gồm 10 quyển. Đầu sách có bài Tựa ngày 5 t năm Tự Đức 27 (1874) của bộ Tùng Thiện vương Miền Thẩm và các đại than Trương Đăng Quế, Đặng Văn Thiêm, Phan Thanh Giản, v.v... phụ trách." (Thọ, p. 273). -
Ngự chế Việt sử tổng vịnh (q.02)
“Bản chép tay đầy đủ toàn bộ tác phẩm thơ vịnh sử Việt Nam của vua Tự Đức, gồm 10 quyển. Đầu sách có bài Tựa ngày 5 t năm Tự Đức 27 (1874) của bộ Tùng Thiện vương Miền Thẩm và các đại than Trương Đăng Quế, Đặng Văn Thiêm, Phan Thanh Giản, v.v... phụ trách." (Thọ, p. 273). -
Ngự chế Việt sử tổng vịnh (q.01)
“Bản chép tay đầy đủ toàn bộ tác phẩm thơ vịnh sử Việt Nam của vua Tự Đức, gồm 10 quyển. Đầu sách có bài Tựa ngày 5 t năm Tự Đức 27 (1874) của bộ Tùng Thiện vương Miền Thẩm và các đại than Trương Đăng Quế, Đặng Văn Thiêm, Phan Thanh Giản, v.v... phụ trách." (Thọ, p. 273). -
Ngũ Vân Lâu tăng đính tứ thể thư pháp
Xem Thọ, p. 272. -
Ngũ bách danh Quan Thế Âm kinh
Xem Thọ, p. 271. -
Ngọc hoàng cốt tuỷ chân kinh
Xem Thọ, p. 269. -
Ngọc hạp toản yếu thông dụng
Xem Thọ, p. 268. -
Ngân hà kính thiên độ số pháp
Xem Thọ, p. 268. -
Nga Sơn cảnh trí
“Đầu sách chép bài Nga Sơn cảnh trí [峨山景致] ca ngợi huyện Nga Sơn phong cảnh đẹp, dân tục phác, thuần. Tiếp đến bài Nguyên đán tiết nhất sự [元旦節一事] nói ý nghĩa quan trọng của ngày Tết Nguyên đán, các nghi lễ trong ngày Tết như dâng hoa lên từ đường, chúc Tết cha mẹ… tiếp đến bài Quốc ngữ diễn ca mạch tân diệu [國語演歌脉新妙]…” (Thọ,p. 268). -
Nam thiên dược tính phú
“Nội dung: Gồm các bài Nam thiên dược tính phú [南天藥性賦], Dược tính ca quát [藥性歌括], Gia truyền trị đậu diễn âm [家傳治痘演音]…là các bài phú nói về thuốc, tên thuốc có một vài chỗ được chú bằng chữ Nôm.” (Thọ, p. 264). -
Nam quốc địa dư giáo khoa thư
Xem Thọ, p. 255. -
Nam Bắc sử thư vịnh
“Trên sách có ghi năm chép: Duy Tân bát niên Giáp Dần trọng thu thư vu Nhị Hà Trùng Quang tự 維新八年甲寅仲秋書于珥河重光寺/ Chép năm Giáp Dần Duy Tân thứ 8 tại chùa Trùng Quang bên sông Nhị Hà. Bài Tựa nói đại ý làm ra sách này là để cho dù là đàn bà trẻ con trong ngõ xóm cũng có thể theo khẩu truyền mà vịnh đọc. 1.Phần đầu lược thuật sử Trung Quốc, sau đó lược thuật sử Việt Nam, thể thơ lục bát trường thiên bằng chữ Hán. 2.Ngã quốc thế kỷ 我國世紀: Ghi lịch đại đế vương từ họ Hồng Bàng đến Gia Long lên ngôi, tất cả 4661 năm.” (Thọ, pp. 249-250). -
Minh tâm bảo giám thích nghĩa
“Nội dung: Diễn Nôm sách Minh tâm bảo giám 明心寶鑑 của Trung Quốc theo kiểu viết chữ Hán, chen chữ Nôm giải nghĩa. Ví dụ: Tử viết (Đức phu tử rằng) vi thiện giả (làm kẻ lành ấy) thiên báo chi dĩ phúc (trời giả chưng lấy phúc)” -
Mạch pháp mật truyền
“Cách bắt mạch chữa bệnh: tạng phủ thực vị [臟腑六位], lục phủ [六腑], chư mạch thể trạng [諸脉體狀], tam bộ chủ bệnh [三部主病], luận ngũ tạng tứ mạch ứng bệnh [論五臟四脉應病], thất biểu mạch quyết [七表脉訣], bát lý mạch quyết [八理脉訣], ngũ tạng tứ mạch tri chứng dụng dược [五臟四脉知症用藥], tứ thời bình mạch [四時平脉], thất biểu mạch cát hung [七表脉吉凶]…” (Thọ, p. 237). -
Lương y gia truyền ngoại khoa trị ung thư môn
“Sách thuốc chữa các loại bệnh: 1. Chữa bệnh ung thư gồm các bài thuốc: Thần ứng tán, nhất trị sinh cơ định thống tán…Có hình vẽ minh hoạ các chỗ có thể bị ung thư như cổ, ngực, tay, ngũ tạng…2.Thương sang kinh nghiệm toàn thư: các loại bệnh và thuốc chữa họng, lưỡi, các bệnh và thuốc chữa viêm răng, các bệnh và thuốc chữa vòm họng, sưng họng, các bệnh và thuốc chữa tai…” (Thọ, pp. 232-233). -
Lưu Văn An công sách lược
“In lại theo nguyên thư của Trung Quốc năm Ung Chính thứ 7 (1729). Sách gồm nhiều bài mục: Dịch kinh nguyên lưu dị đồng [易經源流異同] (các thuyết khác nhau về nguồn gốc của Kinh Dịch), Hà lạc đồ thư tiên hậu thiên khảo biện 河洛圖書先後天考辦] (Khảo biện về thuyết tiên thiên, hậu thiên ở Hà đồ, Lạc thư), Tiên thiên phương viên đồ thuyết biện [先天方員圖説辦] (Biện luận về thuyết phương viên của Tiên thiên), Dịch kinh lý số dị đồng đắc thất [易經理數同得失] (Sở trường sở đoản của lý và số của Kinh Dịch)…” (Thọ, pp. 229-230).