Items
-
Danh liên bạt vưu
“Nội dung: Tập hợp các câu đối theo nhiều chủ đề: Tân xuân, nguyên tiêu, khánh đăng, sảnh đường, thư trai, lầu các, viện lâm, tự quán...Câu đối dùng thờ cúng các vị thánh tiên: Đông nhạc, Long vương, Xích đế, Thành hoàng câu đối ở Văn miếu Thanh Hoá, Hoài Đức phủ đường, Hưng- Tuyên tổng đốc phủ, chùa xã Ngải Lộc, v.v...” (Thọ, pp. 89-90). -
Cứu thế bảo kinh
“Thiện thư Trung Quốc, tên sách đầy đủ là Ngọc Hoàng thượng đế hồng từ cứu thế độ thế tâm ấn bảo kinh 玉皇上帝洪慈救世度世心印保經. Đền Ngọc Sơn khắc in lại nguyên bản của La Phù Sơn Triều Nguyên Động in năm Dân Quốc thứ 1 (1912) tại Trung Quốc. Quyển Thượng: Ngọc Hoàng đế hồng từ cứu thế bảo kinh 玉皇帝洪慈救世保經: Bao gồm Tựa của nguyên thư, 9 thiên và chính văn 10 chương. Phụ: Tam giáo chân nguỵ luận 三教眞偽論. Ngoài ra còn có thêm 2 chương Tựa thác lời Phu Hựu đế quân và Bạt ký tên Trương Á do đền Ngọc Sơn viết thêm. Quyển Trung: Ngọc Hoàng thượng đế hồng từ cứu thế bảo kinh 玉皇上帝洪慈救世保經: Gồm Tựa nguyên thư 6 thiên, chính văn 10 chương. Quyển Hạ: Ngọc Hoàng thượng đế hồng từ độ thế tâm ấn diệu kinh 玉皇上帝洪慈度世心印妙經. Phụ: Tân phụ hồi hướng sám hối văn 新附回向懺悔文, Bài Hậu ký của lần trùng khắc do Nam Bình tăng nhân Đạo Tế soạn, Phương danh những người đã cúng tiền in kinh” -
Cúng lễ phù chú
“Nội dung gồm: 1. Gồm các bài văn cũng Phật, lễ thánh, lễ Táo quân, lễ Bạch Hổ, lễ tam vị tiên vương, lễ bản mệnh, lễ thiên đài, lễ giải hạn v.v... 2.Trần triều đại vương cúng thỉnh khoa 陳朝大王供請科: bài văn cúng ở các cuộc lễ ở đền thờ Đức Thánh Trần. Ngoài sớ văn cúng Đức Thánh, các bài cúng sau lần lượt cúng thỉnh các vua Trần, các công chúa như Thiên Thành công chúa, Thuỵ Dương công chúa, Thuỷ Tiên công chúa, Tĩnh Huệ công chúa, đức ông Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng Thượng tướng quân, Yết Kiêu thượng tướng quân, Hà Thắng thượng tướng quân, Huyền Du thượng tướng quân,Ngũ phương hổ ngũ lôi thiên uy thiên tướng thần quân…3.Lễ sấm Táo quân khoa 禮񠖞灶君科: bài văn cúng Táo quân.” (Thọ, p. 84). -
Chinh phụ ngâm
Một tập đóng lien 3 sách khác nhau: tiếp theo Chinh phụ ngâm là hai tập Phan Trần trùng duyệt và Cung oán ngâm. Tập sau mất một số tờ cuối. (Thọ, p.60). -
Cao Vương chân truyền địa lý đồ chân long huyệt
Xem Thọ, p. 54. -
Bình Dương tinh yếu
Xem Thọ, p. 34. -
Bát trận toàn thư
“Nội dung: Giới thiệu một số vị thuốc và cách sử dụng các vị thuốc đó.” (Thọ, p. 34). -
Bắc sử vịnh sử phú
“Không ghi tên người soạn, chỉ ghi: Tập hiền viện phụng nghĩ vịnh sử phú [集䝨院奉𢪀詠史賦]. Bài Tựa có chữ bút son ghi: Thử thư đa suyễn ngộ hạnh thức giả thị chính [此書多舛誤幸識者是正]/ Sách này có nhiều chỗ sai lầm may nhờ các bậc thức giả chỉ chính cho. Bài phú kể lịch sử Trung Quốc từ Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc…Hán Cao Tổ, Quang Vũ đến Tống Thần Tông.” (Thọ, p.27). -
Sự tích ông Trạng Lợn (q.02)
“Đưa chuyện kể dân gian Trạng Lợn vào văn bản Nôm, ghi chép thành 2 tập sách mỏng (quyển 1 -2). So với cuốn sự tích ông Trạng Quỳnh thì cuốn này in sau khoảng chưa đầy 1 năm. Có thể do bắt chước cách làm của cuốn Trạng Quỳnh, cuốn này cũng “lịch sử hoá” nhân vật truyện kể dân gian Trạng Lợn thành ra ông Trạng Lợn có tên thật là Dương Đình Chung, con nhà hàng thịt ở làng Mạnh Chư huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Anh này lười học, bỏ nhà đi kiếm ăn, nhờ giỏi đối đáp, được Bùi công gả con gái cho, bản thân thì do Tiên đồng giáng thế nên có tài bói toán, rồi có lần cứu vua Lê thoát chết, trông xuyên ba tấc đất, tay thần thôi chuyển bốn phương trời, v.v." (Thọ, p. 336). -
Sự tích ông Trạng Lợn (q.01)
“Đưa chuyện kể dân gian Trạng Lợn vào văn bản Nôm, ghi chép thành 2 tập sách mỏng (quyển 1 -2). So với cuốn sự tích ông Trạng Quỳnh thì cuốn này in sau khoảng chưa đầy 1 năm. Có thể do bắt chước cách làm của cuốn Trạng Quỳnh, cuốn này cũng “lịch sử hoá” nhân vật truyện kể dân gian Trạng Lợn thành ra ông Trạng Lợn có tên thật là Dương Đình Chung, con nhà hàng thịt ở làng Mạnh Chư huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Anh này lười học, bỏ nhà đi kiếm ăn, nhờ giỏi đối đáp, được Bùi công gả con gái cho, bản thân thì do Tiên đồng giáng thế nên có tài bói toán, rồi có lần cứu vua Lê thoát chết, trông xuyên ba tấc đất, tay thần thôi chuyển bốn phương trời." (Thọ, p. 336). -
Sưu thái chư gia đối liên tịnh trướng văn
“Nội dung: Tạp văn, tế văn, câu đối, ca trù, phú biền ngẫu, ngã ba hạc văn: 1.Tế mẫu văn [祭母文], tế văn nhất thể viếng ông Tú tài. 2.Một số câu đối do Cử nhân Cao Duy Trân, Phó bảng họ Phạm, Tri phủ Từ Sơn Vũ Đài, Đốc học họ Nguyễn, phó bảng họ Đặng, môn sinh, đệ tử, con trai, con rể soạn. Một số câu đối mừng tân gia. 3. Bài tán Nguyệt Nga: Nguyệt Nga tặng Vân Tiên [月娥贈雲仙]. 4. Ca trù thể thức [歌籌体式] : cách hát các bài hát ca trù, cách điểm trống. 5.Chuyện trò giữa bóng và người về nhân sinh con người. 6.Hải Phòng ca tân khúc [海防歌新曲]. 7.Nữ quá thì phú [女過辰賦]. 8.Bài thơ răn dạy con gái. 9.Chức cẩm hồi văn [織錦迴文]. 10. Tì bà diễn ca [琵琶演歌] . 11. Cổ Nhuế đình mục lục văn [古芮亭目錄文]: văn mục lục thôn Cổ Nhuế, xã Đa Phúc. 12. Hỉ vũ thi [喜廡詩]. 13. Thị hiếu ca [氏孝歌;]: bài thơ viết về một người phụ nữ tên Hiếu người Pháp Vân có đức hạnh tốt. 14. Tế tơ hồng văn [祭絲紅文]. 15.Một số câu đối.” (Thọ, pp.335-336). -
Sử lược tiết yếu
“Phần đầu là tập thơ của Phạm Nguyễn Du 范阮攸 vịnh sử Trung Quốc. Phần sau chép tóm tắt sử Việt Nam. Sử văn trích cẩm 史文摘錦: nói về sử các đời Nhị đế, Tam vương, 7 đời vua Hán, 3 đời vua Đường, 4 đời vua Tống (trừ đời Tống ra tất cả đều có phần tổng luận). Quốc sử tổng luận 國史總論: Luận về sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến đời Hậu Lê.” (Thọ, pp. 334-335). -
Sấm kí bí truyền
“Tờ đầu ghi "Trình quốc công",tức Nguyễn Bỉnh Khiêm sử chế, chưa được xác nhận.” (Thọ, p. 332). -
Sa di luật nghi yếu lược tằng chú
“Nội dung: Những giới luật và nghi lễ đạo Phật, quy định cho người mới đi tu: 1.Không sát sinh. 2.Không trộm cắp. 3.Không dâm dục. 4.Không láo xược. 5.Không uống rượu. 6. Không trang điểm. 7.Không ca hát. 8.Không ngồi ghế cao, không nằm giường rộng. 9. Không ăn quá lúc trưa. 10. Không cầm tiền tài vàng bạc” -
Quốc triều thư khế
Sách này là một tập mẫu văn khế, khoán ước dùng trong giao dịch dân sự thông dụng ở đầu thời Lê. Cách thức trình bày sách là cách quen thấy ở các thư tịch cổ đời Lê sơ. Nội dung: Chúc thư của cha mẹ: đại ý nói cha mẹ đã già, nay định việc phân chia tài sản cho các con,cả con trai và con gái, v.v.(...) Đoạn mại điền văn khế 斷賣田文契: văn khế bán đoạn ruộng (nghĩa là băn hẳn, không được chuộc lại), đất, ao, vườn, đầm cũng mẫu tương tự. - Điển mại điền văn khế 典賣田文契: văn khế bán đợ ruộng. - Giao hoán điền văn khế 交換田文契: văn khế thoả thuận về việc trao đổi ruộng đất. Dưới cũng ghi niên hiệu Thống Nguyên. - Thụ trái văn ước 受債文約: Giấy vay nợ thế chấp ruộng đất. (...) - Điển cố nam tử văn ước 典顧男子文約: giấy bán đợ con trai (quy định sau được đem tiền chuộc lại). Điển cố nữ tử văn ước 典顧女子文約: giấy bán đợ con gái. (...) - Đoạn mại nô tì văn ước 斷賣奴婢文約: giấy bán hẳn nô tì. - Quá phòng tử văn ước 過房子文約: giấy nhận con nuôi. - Phóng nô tì văn ước 放奴婢文約: giấy cho nô tì được tự do. - Mại thuyền văn ước 賣船文約: giấy bán thuyền…” (Thọ, pp. 320-324). -
Quốc triều luật học giản yếu
Hình luật [刑律]: gồm các mục: tặc đạo (trộm cướp), Nhân mạng đấu ẩu (cãi lộn), Mạ lị (chửi bậy), thụ trang (nhận hối lộ), trá nguỵ (làm giả), phạm gian (gian dâm), tạp phạm, bộ vong (bắt tội phạm), đoán ngục…Công luật [工律]: luật về việc xây dựng sai trái không theo quy tắc gây tổn hại. Tăng đính luật nghĩa [增訂律義]: giải thích và phụ chép thêm phần Lịch niên tân nghị: chú giải các mục luật lệ. Mục này chỉ ghi 1 lần nghị năm Thành Thái 18 là các mục xử phạt bằng roi, trượng, cùm, hiệu, thích chữ vào mặt và các hình thức xử phạt xâm hại đến thân thể con người thì xin nghị làm tội giam từ 1 ngày đến 5 năm.” (Thọ, pp. 319-320). -
Quốc triều luật học giản yếu (q.01)
Danh lệ [名例]: gồm các hình thức phạt: ngũ hình, thập ác, bát nghị. Lại luật [吏律]: luật lệ đối với các quan chức chia làm 2 phần Chức chế và Công chức. Chức chế [職制]: các điều luật mà các lại được hưởng. Công thức [公式] là phần luật dành cho quan lại phạm lỗi: giảng luật lệnh không rõ ràng, soạn văn thư sai sót, vứt huỷ văn từ ấn tín, dâng thư tấu sự phạm huý…Hộ luật [户律]: luật về dân sự hộ khẩu gồm các mục: hộ dịch, điền trạch, hôn nhân, kho tàng, thuế má, chợ búa. Lễ luật [禮律]: gồm 2 mục: Tế tự [祭祀] và Nghi chế [儀制]. Binh luật [兵律]: cung vệ, quân chính, quan tân, ký mục, bưu dịch… (Thọ, pp. 319-320). -
Quốc triều hương khoa lục (q.04)
Xem Thọ, p. 318. -
Quốc triều hương khoa lục (q.01)
Xem Thọ, p. 318. -
Quan thánh thuỳ huấn bảo văn
“Nội dung: Văn giáng bút của Quan Thánh Đế Quân [文聖帝君] khuyên sống trung hiếu, tiết nghĩa, xa lánh tà dâm, làm điều thiện sẽ được hưởng phúc, làm điều ác sẽ bị trị tội” -
Quan thánh đế quân cảm ứng minh thánh kinh chú giải
“Nội dung: Chăm tụng niệm kinh này sẽ được hưởng phúc lành, tránh khỏi tai nạn. Hành trạng của Quan Thánh, Khổng Minh, Trương Phi. Bàn về trung, hiếu, liêm, tiết của Nhạc Phi, Ngu Thuấn, Lí Lăng. Một số chú giải…” -
Quan châm tiệp lục
“Lời khuyên tu dưỡng đạo đức của người làm quan. In kèm ở cuối sách "Độc thư cách ngôn".” (Thọ, p. 313). -
Quan Âm phổ môn phẩm kinh
Xem Thọ, p. 312. -
Quan Âm nguyên tử bản hạnh
Xem Thọ, p. 312. -
Phúc cơ đình tứ ước
“Nội dung: Hương ước của làng Giáp Tứ, xã Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 1. Tế tự vị thứ giao tiếp (19 điều). 2. Viên mục vị thứ tịnh tịnh thu nhai lan (5 điều). 3. Khánh hạ (10 điều). 4.Tang sự khoản đãi cập phúng điếu (15 điều).” (Thọ, p. 308).