Items
-
Thiếu vi tiết yếu (q.07)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiếu vi tiết yếu (q.06)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiếu vi tiết yếu (q.05)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiếu vi tiết yếu (q.04)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiếu vi tiết yếu (q.03)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiếu vi tiết yếu (q.02)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiếu vi tiết yếu (q thủ)
Xem Thọ, p. 405. -
Thiệu Trị thánh chế đề Trấn Vũ quán thi
"Sưu tập thơ rất đặc sắc đề vịnh quán Trấn Vũ, một danh thắng nổi tiếng ở Thăng Long. Nguyên thư không có tên chung, lấy theo tên bài đầu là bài thơ Ngự chế của Thiêu Trị đề quán Trấn Vũ... Bài thơ này của Thiệu Trị đã được đúc vào khánh đồng treo ở quán Trấn Vũ, hiện còn... - Tiếp là bài của thân vương Tùng Quốc công Nguyễn Miên Thẩm... - Phương Đình Nguyễn Văn Siêu... - Nguyên Sơn thứ Trần Tử Mẫn... Tiếp sau: Cao Bá Quát (2 bài), Tham biện Nội các Bùi Quang Tạo (1 bài), Tú tài Hoàng Mạnh Trí (1 bài) Biên tu Nguyễn Tấn Cảnh (1 bài), Chu Tập Hưu (1 bài)." (Thọ, pp. 403-405). -
Thiệu Trị tam niên Quý Mão khoa Đình thí Hội thí
Xem Thọ, p. 403. -
Thiệu Trị nhị niên Nhâm Dần khoa hương thí văn
Xem Thọ, p. 403. -
Thiệu Trị Đinh Mùi khoa Hội thí
Xem Thọ, p. 402. -
Thiện học phú
“Tập phú kinh nghĩa do nhiều người soạn, lấy tên chung theo bài đầu của Khiếu Năng Tĩnh: - Thiện học phú [善學賦] của Khiếu Năng Tĩnh; - Vệ sĩ tất thông hiếu kinh phú [衛士悉通孝經賦] của Hoàng giáp Vũ Nhự (người phường Kim Cổ huyện Thọ Xương); - Phú Xuân canh điếu phú [富春耕釣賦] của Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh; - Nam Sơn thái chi phú [南山釆芝賦] của Tú tài Nguyễn Điềm (người Vị Hà Bình Lục); - Kim Lăng hoài cổ phú [金陵懷古賦] của Tú tài Nguyễn Văn Bạch (người An Phú Bình Lục); - Chiêu Quân xuất tái phú [昭君出再賦] của Nguyễn Văn Bạch; - Hoàn Bái phú [還沛賦] của Đặng Ngọc Toản (người Hành Thiện Nam Định).” (Thọ, p. 402). -
Thướng Việt Đốc Sầm đại nhân thư
"Nội dung: Bốn bức thư của Giải nguyên Phan Bội Châu 解元潘佩珠: 1. Thướng Việt đốc Sầm đại nhân Xuân Huyên thư 上粤篤岑大人春煊書. 2. Thướng tổng binh Lưu Uyên đình quân môn thư 上總兵刘淵亭軍門書. 3. Phụng thảo trì tấu ngự tiền thư 奉草馳奏御前書. 4. Thướng tri kỷ thư 上知己書." (Thọ, pp.401-402). -
Thượng phụ ưng dương phú
Nội dung: 19 bài phú kinh nghĩa theo các đề tài Kinh Thi. 1. Phần 1: Chép một số bài thơ, phú của những người đỗ hang ưu trường thi Hương khoa Đinh Dậu đời Nguyễn của một số trường: - Trường Nam Định: Đề bài: Thái hòa vũ trụ thi và Nhân giả thọ phú. Chép 2 bài của thẻ khoa hang ưu là Phạm Thế Hạng người huyện Đông Quan. -Trường Hà Nội: Đề bài: Nhân giả thọ thi và Phong niên vi thụy phú. Chép 2 bài của người đỗ hang nhất là Nguyễn Văn Tùng người xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm. - Trường Nghệ An: Đề bài: Như nhật chi thăng thi và Niên cố phong phù thụy chí phú. Chép 2 bài của thủ khoa hạng nhất là Vương Đình Thiều người xã Dương Sơn huyện Hoằng Hóa. (Thọ, p. 401). -
Thượng dụ huấn điều sao bản giải âm
“10 điều dạy của Minh Mệnh[明命]. diễn Nôm để phổ biến trong dân gian.” (Thọ, p. 400). -
Thượng dụ huấn điều
“Mười điều dạy của vua Minh Mệnh [明命] dịch ra chữ Nôm để phổ biến trong dân gian: 1. Đôn nhân luân [敦人倫] (Tôn nhân luân); 2. Chính tâm thuật [正心術] (Giữ lòng ngay); 3. Vụ bản nghiệp [務本業] (Chăm công việc); 4. Thượng tiết kiệm [尚節儉] (Chuộng dè xẻn); 5. Hậu phong tục [厚風俗] (Đầy phong tục); 6. Huấn tử đệ [訓子弟] (Dạy con em); 7. Sùng chính học [崇正學] (Chuộng chính học); 8. Giới dâm nặc [戒淫慝](Răn dâm gian); 9. Thận pháp thủ [慎法守] (Trọng pháp luật) 10. Quảng thiện hành [廣善行] (Rộng làm thiện). Từng câu chữ Hán in kèm chữ Nôm trực dịch. Ví dụ: Hưng học hiệu dĩ dục tài 興學校以育才 : Dạy nhà quốc học như hương học, lấy nhiều kẻ nhân tài…” (Thọ, p. 400). -
Thiên thai thi
“Nội dung: Hai tờ đầu chép 5 bài thơ lấy đề tài Lưu Thần, Nguyễn Tịch lạc vào Thiên Thai, cứ 1 bài chữ Hán thì kèm liền một bài chữ Nôm. Tờ thứ 3: Hoa tình truyện. Tờ thứ 8: Ngũ canh dạ cảm tình nhân... đáng chú ý là ở tờ 12b có bài Trung thu vịnh nguyệt khúc ghi là của Kỳ Đồng (?)." (Thọ, p. 399). -
Thiên Nam tứ tự kinh
“Nội dung: Kể sử Việt Nam bằng văn vần chữ Hán: 丑會之初陰凝爲地 Sửu hội chi sơ, Âm ngưng vi địa, 南北東西四方各異 Nam bắc tây đông, Tứ phương các dị, 洪惟我越位在午丁 Hồng duy ngã Việt, vị tại Ngọ Đinh, 星分翼軫地節陽經 Tinh phận Dực Chẩn, Địa tiết dương kinh. 東底合浦西鄰大里 Đông để Hợp Phố, Tây lân Đại Lý. 北極思明南包烏里 Bắc cực Tư Minh, Nam bao Ô Lý… 前吳破漢波淁白藤 Tiền Ngô phá Hán, Ba thiếp Bạch Đằng. 三珂僭位後吳再興 Tam Kha tiếm vị, Hậu Ngô tái hưng. 李朝太祖徙都昇龍 Lí triều Thái tổ, tỉ đô Thăng Long. 東阿日出仁厚相傳 Đông A nhật xuất, Nhân hậu tương truyền." (Thọ, pp. 398-399). -
Thiên Nam nhân vật
Xem Thọ, p. 398. -
Thiên Nam chính hiện lịch sử truyện Đường đời diễn nghĩa
“Thơ lục bát kể lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến đầu thế kỷ XX. Sách chia 2 tầng, tầng trên là tóm tắt bằng chữ Hán, dưới là thơ lục bát đậm tính dân gian: Xem trong lịch sử truyền ra, Hoàng thiên phú tái nước ta thịnh cuờng. Xét khắp cả mọi đường vĩnh viễn. Để dân tòng quốc thịnh sinh hoa. Việt Nam đất nước sinh ra, Giang sơn đủ mặt tài hoa đủ đường. Sinh đời là cố đế vương. Lý đời khởi nghiệp cương thường Việt Nam!…” (Thọ, p. 398) -
Thiên Nam địa thế khai chính địa lý quốc ngữ
“Sách địa lý phong thuỷ nói về mối quan hệ giữa các ngôi sao trên trời như sao Cốt Thương, sao Diệu tinh, sao Quan tinh v.v…. và các địa mạch ở dưới đất; phương pháp quan sát các địa mạch được coi là phát phúc, phát lộc, phát tài…” (Thọ, pp. 397-398). -
Thiên gia thi tuyển
“Chép thơ Thiên gia thi [千家詩] của Trung Quốc. Mở đầu bằng chủ đề “xuân cảnh [春景]” với bài Xuân nhật ngẫu thành [春日偶成] của Trình Hạo, Xuân nhật [春日] của Chu Hi, Xuân tiêu [春宵] (Tô Thức), Thành đông tảo xuân [城東早春] (Dương Cự Nguyên), Xuân dạ [春夜] (Dương Giới Phủ), Đề để bích gian [題邸壁間] (Trịnh Diệc Sơn), Sơ vũ [初雨] (Hàn Văn công), Nguyên đán [元旦] (Vương Giới Phủ), Thượng nguyên thị yến [上元侍燕] (Tô Tử Chiêm), Tuyệt cú [絶句] (Đỗ Phủ), Hải đường [海棠] (Tô Tử Chiêm), Thanh minh [清明] (Đỗ Mục chi). Tờ cuối là bài Nam chinh [南征] của Mao Bá Ôn. Sách chép khoảng đời Nguyễn, các chữ húy Tự Đức kiêng húy bỏ thiếu nét.” (Thọ, p. 397). -
Thi vận tập yếu
Xem Thọ, p. 397. -
Thi vận tập yếu
Xem Thọ, p. 397. -
[Thi văn tạp sao]
Sách chép văn thơ của nhiều tác giả. Đầu sách là bài Ngự chế Nam Kỳ thổ sản phú 御製南圻土産賦. Lời Dẫn cho biết: Năm Tự Đức thứ 24 (1871) có người dân Hà Tiên là Trần Văn Y 陳文依 từ quê ra dâng mấy thứ phẩm vật như chiếu hoa, sáp ong, mật ong, mắm cá, tôm khô, cá khô, lông chim để làm lễ tế ở Giao miếu. Vua cho tiến vào cung Từ thọ (mẹ vua), sau chia cho các đại thần, hoàng tử. Vua sai ban quà tặng cho người này. Nhân dịp vua (Tự Đức) cảm xúc làm thơ. Tiếp sau là các bài: - Tờ tâu của Vũ Phạm Khải. - Phụng thượng dụ tế chinh Tây tướng sĩ tế văn . - Bản xã trùng tu Văn miếu bi kí. - Bài văn của văn thân tỉnh Nam Định làm việc tại kinh (Huế) mừng Trình Phố Hoàng giáp (tức Nguyễn Quang Bích/ tức Ngô Quang Bích) thi đỗ (khoa Tự Đức Kỷ Tị 1869). - Vãn văn điếu bà Đặng mẫu Phan thị do Trúc Đường Ngô Thế Vinh soạn: Bài vãn dẫn gia phả cho biết họ Đặng này nguyên gốc xã Tương Đông ở Thanh Hóa từng theo giúp Lê Thái Tổ. Sau di cư ra vùng biển này, cùng ba họ khác khai hoang đắp đê ngăn mặn, cày cấy làm ăn, trong khoảng mười mấy năm làng xóm đông đúc, mở mang việc học… Đến năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) lập sổ Đinh điền, lấy tên là xã Quần Anh 群英社. Đó là một đoạn tư liệu rất quý để nghiên cứu lịch sử xã Quần Anh (nay thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định) một địa danh từng được sử sách ghi là nơi có giáo sĩ Thiên Chúa giáo lần đầu tiên đến truyền đạo ở nước ta. Tiếp đó có bài văn Nôm, vẫn là nói về phong tục tốt đẹp của xã Quần Anh: Năm cũ bước sang năm mới, Đường khang cù nức hội chơi xuân. Phúc dân nhờ tựa phúc vua, Chén phần tửu ran câu chúc thọ. Mừng năm mới, lễ là tòng cổ, Kính già ai cũng đồng lòng. Xã Trung ta cõi mở phương nam, tiếng lừng miền biển. Đời Hồng Thuận nhà nhà khai thác, đất rộng người đông. Hợp thái bình trăm họ âu ca…. Tiếp sau còn mấy bài trướng văn mừng thọ mẹ Nguyễn Sĩ Chiểu 阮士炤 người xã Quỳnh Đôi tỉnh Nghệ An, Mừng Nguyễn Sĩ Phẩm 阮士品 đỗ Tiến sĩ... Cuối cùng chép bài Chí tình thiên 至情篇 của Bảo Triện Hoàng giáp Trần Danh Án khuyên các con chuyên cần học nghiệp để giữ gia phong...” (Thọ, pp. 395-396).