Items
-
Trúc Đường thi văn tập (q.03)
“Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả. Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ. Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11. Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển): Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.” (Thọ, pp. 436-442). -
Trúc Đường thi văn tập (q.02)
“Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả. Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ. Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11. Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển): Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.” (Thọ, pp. 436-442). -
Trúc Đường thi văn tập (q.01)
“Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả. Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ. Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11. Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển): Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.” (Thọ, pp. 436-442). -
Trần triều Hưng Đạo vương từ kí
Nội dung gồm những bài kí, bài văn, sự tích… của các vị thánh triều Trần: Trần triều Hưng Đạo vương từ kí 陳朝興道王祠記, Một bài phú Nôm không rõ tiêu đề, Nhất triều thánh thượng đế khâm sai quốc âm văn 聖上帝欽差國音文, Nhất đức thánh mẫu văn 一朝德聖母文, Nhất triều thánh sự tích văn 一朝聖事跡文… (Thọ, pp. 432-435). -
Trạch viên môn truyền y thư tập yếu
“Sách y học viết theo thể thơ lục bát: “Tống Nho lão thủa ngày nhàn nhật, Dẫn tổ sư diệu thuật duy truyền. Xem đời thượng cổ thánh hiền, Tam đại dĩ tiền y dược tế sinh…” Các bài thuốc chia thành các thiên: Thứ nhất: tự bày tứ quân, tiện thương bất thực đồng cân thế này. - Thứ hai: Hàn nhiệt một thiên, lao đầu tuỵ lệ mà rên ầm ầm. - Thứ ba: Trúng phong bái thôi - Thứ tư: Trúng thấp - Thứ năm: Thử khí (khí nóng) - Thứ sáu: Trị lậu - Thứ bảy: Bệnh phụ nữ - Thứ tám: Hạch sấu (ho) - Thứ chín: Huyết thuộc vệ âm - Thứ mười: Lao - Thứ 11: Bệnh mộng tinh ở nam giới - Thứ 12: Lang sài - Thứ 13: Trĩ ở trẻ em. Sau 13 thiên này đến bài: Bảo thai sinh tử ca. Tiếp sau đó lại là các phương thuốc trị bệnh như: Chủng tử kỳ phương - Hựu thần phương, toạ đạo dược, nhập phòng tửu, xuất phòng tửu… Tất cả 69 phương. Tiếp đến là bài: Vạn ứng như ý đan, vạn ứng hồi sinh đan, các bài thuốc cho phụ nữ sau khi sinh như: đẻ khó, xuất huyết không ngừng, sau đẻ tứ chi phù thũng, máu xấu sau đẻ, đau bụng đi ngoài sau đẻ… Cuối sách là bài thuốc trị toàn thân phù thũng, phần này chữ viết không giống phần trên.” (Thọ, 427-428). -
Toản thuật chư vận niên chi khí tập
“Nội dung: Ghi các bài dạy cách xem mạch chữa bệnh của hoàng giáp Đặng Xuân Bảng. Tờ đầu sách có dòng chữ do người sau ghi thêm vào: "Hành Thiện đệ nhị tiến sĩ Đặng Bảng tiên sinh tư tập. Môn đệ nhất trường hợp bái thụ". Nội dung: 1. Ghi các bài dạy cách xem mạch chữa bệnh, các bài thuốc và cách dùng thuốc. 2. Nghiệm luận tứ thời: nghiệm bàn về thời tiết 4 mùa ảnh hưởng đến bệnh tật vì theo tác giả: "Trời có 4 mùa, đất có 4 mùa, người có 4 mùa, đất có 4 mùa, chư kinh tinh trị, bất khả thừa thời, sai pháp truyền biến bất nghịch". 3. Gia truyền chư chứng chư phương dược trị: các bài thuốc gia truyền trị các các bệnh, như bài thuốc: Huyền vũ thang chủ trị thương hàn, 6 mạch trầm, đau đầu, ho đờm xuyễn, chân tay tê, ăn uống không tiêu, đại tiện tiểu tiện không thông ... 4. Linh khu tố vấn bộ mạch liệt: cách bắt mạch chữa bệnh: phù giả vi dương, trầm giả vi âm, trì giả vi âm v.v... 5. Thái tố mạch bí truyền toản yếu: bí truyền về cách xem mạch: thất biểu mạch hình chứng, Bát lý mạch thể chứng, cửu đạo mạch pháp luận... 6. Các bài thơ về mạch lý: Tứ mạch ca, Tứ mạch ứng bệnh thi, Phù mạch quyết, Lục mạch hầu thi.” (Thọ, pp. 426-427). -
Xuân thủ Giáp Thìn tế tiên hiền văn
Tập chép văn tế, không ghi người sưu tập soạn chép. Có các bài: - Xuân thủ giáp trưởng tế tiên hiền văn - Bản khu tế tiên hiền văn - Trọ hiếu tộc tế tiên sư - Xuân thủ tế Tơ hồng, Nguyệt lão. - Bách nghệ tế gia từ văn - Nguyên đán tế táo thần văn - Nguyên đán tế Thiên đài văn - Sóc vọng tuần các giáp tế thần văn - Đoan ngọ tiết chính tế thần văn - Tế thần Nông văn - Thường tân tế thần văn... (Thọ, pp. 480-481). -
Tề Thiên phá trái chư phẩm tôn kinh
Xem Thọ, p. 423. -
Tứ thời giai hứng thi tập
“Đầu sách đề là Phúc Sơn Lê Đường soạn. Nội dung, bao gồm thi tập đề vịnh như: - Thơ dạy trẻ con, Vịnh xuân hạ thu đông, Cảm hoài, Ngẫu tác, - Các bài vịnh hoa quả cây con củ như : Mai, mận, cúc, mẫu đơn, hồng liên, phù dung, bạch cúc, liễu, trúc, tùng, hoè, táo, cam, quất, nhãn, mía, cau, chanh, măng, chuối, gừng, nghệ, khoai lang.... - Vịnh các loài vật như: ếch, bướm, cò, oanh, diều hâu, vịt, anh vũ, nhạn, gà, chó, yến, ve, kiến, ong, đom đóm, trâu, chuồn chuồn, hổ ngải..... - Vịnh các đồ vật: mâm, chiếu, thuẫn, quạt, lọng, giấy, bát, lưới, gậy, thảm, mũ, phấn xoa mặt, giỏ, dầy, ống nhổ, hũ, đũa, nón, ...... - Vịnh cảnh : Tây Hồ, sông La, Tam thần sơn, thơ làm hộ người già nhập hội Kỳ anh, trêu cợt tú tài, thơ hiệu Đường( bắt chước thơ Đường).... - Thơ vịnh sử, cảm tác: Nghĩ Minh Hoàng tư Quý phi, Hạng Vũ biệt Ngu Cơ, Nghiêm Quang từ Quang Vũ, Đạt nhân ẩn giả, Chinh phụ ngâm, Gái đĩ già, Chiêu quân xuất tái, Chức nữ, ... - Thơ xướng hoạ - Thơ đề cảnh : Phong Công tự, Hạng Vương miếu, Hồng Môn hữu cảm, Vọng Phu từ, Ngũ Hồ du, Vọng bạch vân, Hàn Tín, Trần Kiều dịch, Linh Giang, Hoàng Giang, Đăng Yên Tử sơn... - Tạp vịnh: Nhàn cư, Bốn mươi tuổi, Mạch lãng ngâm, Quá Hoàng Mai dịch, Có vài chỗ chép lẫn thơ của Bạch Vân am Từ tờ thứ 74b là Nghi vịnh thi tập của Ngô Thì Ức, gồm các bài vịnh cảnh, cảm hoài, vịnh sử... Từ 100b :Chư gia thi tập , nhiều tác giả: Nhan Tiềm Am, Lý Đức Lâm, Túc Ý Công .... Từ tờ 115b: Thánh Tông thi (6 bài, Nôm): Ngẫu nhân thủ qua điền, Chức nữ thi, Mại than, Cối xay, Cái cóc, Khất cái. Bốn bài thơ khác: Xuân thi, Hạ thi ( chữ Hán), Trào nguyệt thi, Vịnh nguyệt thi (Chữ Nôm).” (Thọ, pp. 423-424). -
Tử Tư Trung dung đại toàn chương cú (q.hạ)
Xem Thọ, p. 423. -
Tử Tư Trung dung đại toàn chương cú (q.thượng)
Xem Thọ, p. 423. -
Tế lễ phong tặng biểu
“Tập chép nhiều quy định, tờ tâu về các việc lễ nghi phong tặng… 1.Tế tự phong tặng - 2.Phổ quan ân tế - 3. Tứ tế nghi chú - 4.Thăng thụ tạ biểu - 5. Tập tâu liệt định - 6. Phiến sớ liệt hành - 7. Thỉnh an liệt định - 8. Hạ biểu thể lệ - 9. Khánh tiết biểu thức - 10. Nội đình phụng lệ - 11. Phi thân phong tặng - 12. Đồng Văn nhật báo - 13. Công toạ biện sự - 14. Hà an trại tế - 15. Đê chính nghị lệ - 16. Thương trữ - 17. Tù đinh - 18. Thỉnh khách - 19.Tân học qui điều - 20. Quốc học giáo dưỡng - 22. Thần sắc - 23. Văn võ chúng điển khoa mục hương hội - 24. Khảo khoá.” (Thọ, pp. 422-423). -
Từ Liêm đăng khoa lục
“Sách ghi người huyện Từ Liêm thi đậu các khoa). Đầu sách có bài tựa của nhóm biên soạn, viết năm Quý Mùi (1943), nói về: a) Tình hình người huyện Từ Liêm thi đậu các khoa hương, hội từ xưa đến nay. b) Việc tu tạo văn miếu huyện và quy định về việc tế lễ. c) Thành lập văn hội của huyện, bầu ban trị sự của hội. Ban này dự dịnh sẽ biên soạn cuốn sách lấy tên là Từ Liêm huyện chí, nhưng tách riêng 3 phần: - Từ Liêm đăng khoa lục, giao cho: Hoàng Huân Trung, Đỗ Huy Phụng, Ngô Thúc Địch, Phí Văn Đào biên soạn. - Từ Liêm điển lễ diên cách lục, giao cho Nguyễn Đạo Xước biên soạn. - Từ Liêm danh thắng lục - kỹ nghệ - thương mại - thổ sản lục, giao cho Phạm Huy Thành, Nguyễn Hoành Diên, Ngô Duy Ban, Nghiêm Xuân Hoàng, Nghiêm Xuân Hiệp biên soạn. (Hai phần sau hiện không thấy có sách, có lẽ mất hoặc biên soạn dở dang hoặc chưa xong). Như vậy tác giả biên soạn sách này là nhóm Hoàng Huân Trung đã nói trên. 1. Những người đậu đại khoa: 101 người. a) Từ đời Lê trở về trước: 86 người (trong đó: Thám hoa: 2, Hoàng giáp:13, Hội nguyên:3), kể từ Hoàng Quán Chi đỗ đầu khoa thi Thái học sinh năm Quang Thái thứ 6 (1393) đời Trần Thuận Tông đến Trần Bá Lãm đỗ tiến sĩ khoa Chiêu Thống Đinh Mùi (1787). Mỗi người đều có ghi tóm tắt tiểu sử như sách Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục đã ghi. Đối với một số người đời cuối Lê thì tiểu sử ghi nhiều chi tiết hơn sách đã nói trên: vì là người bản huyện nên tác giả TLĐKL biết rõ hơn về dòng dõi, sự nghiệp của một số người. b) Đời Nguyễn: 15 người (trong đó: Hoàng giáp:1, Tiến sĩ: 9, Phó bảng: 5), kể từ Hoàng Tế Mỹ đỗ Hoàng giáp khoa Minh Mệnh Bính Tuất (1826) đến Hoàng Tăng Bí đỗ Phó bảng khoa Duy Tân Canh Tuất (1910). 2. Cử nhân đời Nguyễn: 148 người, kể từ Trần Bá Kiên đỗ Cử nhân khoa Gia Long 6 (1807) đến Ngô Trọng Nhạc đỗ khoa Duy Tân Ất Mão (1915). 3. Tú tài đời Nguyễn: 212 người, kể từ Lê Văn Xán Tú tài khoa Mậu Tuất (1848) đến Nguyễn Đình Lương, Tú tài khoa Bính Ngọ (1906). Ngoài ra trong sách còn có: - Bài ký khắc ở bia Văn miếu bản huyện do Tri phủ Hoài Đức là Nguyễn Ván Ái hiệu Phu Như soạn năm Tự Đức 25 (1873). - Bài ký khắc ở bia Văn miếu nhân dịp sửa chữa Văn miếu do Đỗ Cao Mại soạn năm Tự Đức 4 (1851). - Bài ký khắc bia đình Văn Hồ. - 20 bài thơ đề vịnh Văn miếu bản huyện của các tác giả: Hoàng Bình, Hoàng Cảnh Tuân, Nguyễn Bá Tiệp, Bùi Nguyên Huân ...” (Thọ, pp. 421-422). -
Tề Khương tuý khiển phú
“Tập phú của nhiều tác giả: Lê Khắc Cẩn, Phan Văn Ái, Nguyễn Cao.... - Tề Khương túy khiển phú (Lê Khác Cẩn) - Bất thừa xa mã bất quá thử kiều (Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn) - Đạo tâm như tướng phú (Phó bảng Phan Văn Ái ) - Phụng nghĩ Hoàng thượng ngũ tuần đại khánh huệ cập thần dân phú - Vi sơn phú (Giải nguyên Nguyễn Cao) - Trương đô đốc tân tuế hiến thọ bôi phú (Kim Cổ Vũ hoàng giáp) - Đào lý xuân hoạn (Bùi Viết Tâm phủ dị 府肄 = phủ học) - Trương đô đốc tân tuế hiến thọ bôi phú (Kim Cổ Vũ hoàng giáp trường) - Hoàng điểu chỉ khưu ngung (Kim Cổ Ngô cử nhân trường) - Dịch kì nhi pháp thi chính nhi ba phú (Cúc Linh trường) - Tĩnh tọa bách nhật cầu phóng tâm phú (Bùi Viết Tâm) - Sổ điểm mai hoa thiên địa tâm phú (Bùi Viêt Tâm) - Trung hiếu Trạng nguyên phú (Bùi Viết Tâm) - Nghênh xuân đông giao phú (Bùi Viết Tâm) - Kiểu kiểu hổ thần tại Phán hiến quắc phú - Quân tử khế củ phú (Kim Cổ Ngô trường) - Thiên tương dĩ Phu tử vi mộc đạc phú (Kim Cổ Vũ hoàng giáp trường).” (Thọ, pp. 420-421). -
Từ hàn
“Các bài văn làm mẫu: - Mừng thọ: - Mừng thọ cha mẹ - Mừng thọ bạn hữu - Mừng thọ lý trưởng... - Chúc thư, khế khoán.- Cha mẹ phân chia điền sản. - Mẹ chia gia tài. - Mẹ kế chia gia tài. - Anh em chia gia tài. - Lập người thừa tự. - Cúng điền sản để lo việc hậu - Khế đoạn mãi điền thổ - Văn tự thuê ruộng - Văn khế vay nợ - Văn khế vay nợ cầm cố đất vườn - Văn khế vay nợ thế chấp ruộng - Văn khế nhượng bán công công điền - Văn khế vay nợ thế chấp ruộng đất nhà cửa - Văn khế đổi ruộng tư - Văn tự anh em đổi ruộng cho nhau - Văn khế bán nhà - Văn khế bán trâu bò - Văn khế nhận khoán nuôi trâu bò - Văn khế bán ngựa - Văn khế bán thuyền - Văn khế bán con - Đơn bầu Chánh tổng - Đơn bảo cử Phó tổng - Đơn bảo cử Lý trưởng - Tờ trình của xã dân…” (Thọ, pp. 419-420). -
Tứ gia thi tập
“1. Phần 1: Liễu Trai thi tập 了齋詩集. Thơ Hoàng giáp Trần Danh Án, người xã Bảo Triện: - Phụng tứ ngự thi nhất thủ, phụng hoạ. - Quá Cổ Phao thành. - Lạng Sơn đạo trung, nhị thủ - Vô sầu - Tự thuậ t- Tạ Tuyên Hoá huyện chủ huệ dược - Tự uỷ - Trung thu dạ - Văn Bắc sứ lai phong hữu cảm - Bắc quy quá Nhị Hà hữu cảm - Tái hành quá Nhị Hà ... 2. Phần 2: Lập Trai thi tập 立齋詩集. Thơ Phạm Quý Thích, khoảng hơn 100 bài. - Dạ toạ ngẫu thành - Đề sở cư - Du Tây Hồ Trấn Quốc tự - Dữ Khắc Trai độc thư ngẫu thành - Tuần mễ dạ bạc ngộ đại phong - Chi Long dạ bạc - Tức sự - Nguyệt Đường tự - Tự kinh - Thuỳ khởi ngẫu thành ... 3. Bạch Vân am thi tập 白雲庵詩集. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có bài ký của Nguyễn Giản Liêm; Trợ giáo Thời Bình nam hiệu đính. Ký: - Trung tân quán bi ký- Thạch khánh ký - Quá Kim Hải môn ký. Thơ, khoảng 80 bài: - Thạch giả sơn - Hoa Cương tỉnh - Ngẫu thành. - Khiển hứng - Trung Tân quán trì - Hựu đình… 4. Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập 香亭古月詩. Chưa rõ tác giả (Cổ Nguyệt/ Hương Đình ?): Quá Kinh Dao từ hoài cổ- Bán chẩm thư hoài- Đề Trần Quốc tự- Tái ngoại văn- Đề trung ký hữu- Cố kinh thu nhật- Giang Nam phụ... kiêm lưu biệt cố nhân- Vịnh thạch phu phụ- Thu nhật tức sự." (Thọ, pp. 418-419). -
Tử Chu tử tiểu học toàn thư (q.04-06)
Xem Thọ, p. 418. -
Tử Chu tử tiểu học toàn thư (q.01-03)
Xem Thọ, p. 418. -
Tế cô hồn văn
“Bài văn tế cô hồn bằng chữ Nôm không ghi nguời và năm tháng sao chép. Trích phiên một đoạn đầu để tiện nhận diện văn bản so với các bản văn khác: “Tiết tháng bảy mưa dào sủi bọt, sót hơi may lạnh buốt xương khô. Não người thay mấy chiều thu, ngàn lau nhuốm bạc giếng ngô rụng vàng. Đường bạch dương bóng chiều man mác, khóm đường lê lác đác sương sa. Lòng nào lòng chẳng thiết tha, cõi dương còn thế lọ là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất, chút khôn thiêng phảng phất u minh. Thương thay thập loại chúng sinh, hồn đơn phách lẻ lênh đênh quê người. Hương khói đà không ai nương tựa, hồn bồ cô lần lữa thâu đêm. Còn chi ai khá ai hèn, còn chi mà nói kẻ hiền người ngu. Tiết đầu thu dựng đàn giải thoát, nước tịnh bình tưới hết dương chi. Muôn nhờ đức Phật từ bi, giải oan cứu khổ cùng về Tây phương. Cũng có kẻ tính đường kiểu hãnh, chí những mơ cất gánh non sông. Đương cơn tranh bá xưng hùng, phải khi thế khuất mình cùng mà đau. Bỗng phút đâu lửa bay núi lở, khôn đem mình làm đứa sất phu. Kẻ giàu sang nặng oán thù, máu tươi lai láng xương khô đa rì. Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc, quỷ không đầu lăn khóc đêm mưa. Đã hay thành bại là cơ, mà cô hồn biết bao giờ cho tan. Cũng có kẻ màn lan trướng huệ, những cậy mình cung quế Hằng Nga. Một phen thay đổi sơn hà, mảnh ân chiếc mác biết là về đâu. Trên lầu cao dưới dòng nước chảy, phận đã đành trâm gãy bình rơi. Xưa sao đông đúc vui cười, mà khi nhắm mắt không người nhặt xương. Đau đớn nhẽ không hương không khói. Luống ngẩn ngơ bởi rừng rậm (…) Thương thay chân yếu tay mềm, càng ngày càng mỏi càng đêm càng dài. Cũng có kẻ mũ cao áo rộng, ngọn bút son sống thác liền tay. Kinh luân chất một miếng đầy, đã đêm Quản, Cát, lại ngày Y Chu. (Thịnh/ chữ thừa ra?) Quyền thế lắm oán thù càng lắm, trăm loài ma mò mẫm xung quanh. Nghìn vàng khôn đổi được mình, lầu ca viện xướng tan tành còn đâu? Kẻ thân thích vắng sau vắng trước, biết lấy ai lưng nước đèn hương? Cô hồn thất thểu dọc ngang, nắng mưa khôn nhẽ tầm đường hóa sinh…” (Thọ, pp. 417-418). -
Tướng pháp quốc âm ca
Sách chép tay về phép xem tướng chép bang chữ Nôm. Sách bị mọt đục nhiều chỗ. (Thọ, p. 417). -
Thích Ca chính độ thực lục
Xem Thọ, p. 417. -
Thuý Sơn hành tạp sao
“Đầu sách có bài tựa cho biết Ngô Đôn sáng tác các bài trong tập này trong chuyến đi qua Ninh Bình nhân dịp ông được sung chức Đổng lý thanh tra đi công cán ở Ninh Bình vào mùa xuân năm Tự Đức 34 (1881). Cả tập gồm 1 bài hành và 100 bài Đường luật, lấy tên chung là Thúy Sơn hành tạp sao. Các bài thơ liên tục từ khi Ngô Đôn từ biệt bạn đồng liêu ở Huế (Biệt kinh đô) đến các bài làm gửi các bạn hoặc cảm xúc trước cảnh vật trên đường đi (Ký Cần Giang thi hữu, Nhiệt sa hành, Mưa đêm trên sông Lam v.v..) và trong thời gian ở Ninh Bình. Tác giả cũng nói trong Tựa: “Tôi bình sinh nghiện thơ, mỗi khi đi thăm thú ở đâu đều có thơ mang về”. Ngoài các đề tài xướng họa với quan chức địa phương như Tuần phủ Phan Đình Bình, Án sát Lê Giác Hiên v.v…, đáng chú ý có chùm thơ đề tài núi Dục Thúy (tức núi Non Nước) gồm 5 bài Đường luật, 1 bài ký, một bài phú. Những sáng tác đó cho thấy ông là một nhà thơ giàu xảm xúc đối với thiên nhiên và có sở trường về thể thơ du ký.” (Thọ, pp. 416-417). -
Thuỷ trúc phú
Tờ đầu ghi “典跡略編 Điển tích lược biên”, nhưng đó không phải là tên của sách này, mà chỉ là tên của phần chú giải (gọi là Điển tích lược biên) cho phần chính văn chép sau cách 3 trang. Đây mới chính là tác phẩm được chú thích: bài phú mang tên Thuỷ trúc phú水竹賦. Nội dung hầu hết là các bài phú của Trung Quốc, chỉ có 2 bài cuối cùng là phú Việt Nam (của Lương Thế Vinh). Một số bài có đề tác giả nhưng phần nhiều không đề. Lần lượt kê các bài như sau : Cách thiên lý hề cộng minh nguyệt phú [隔千里兮共明月賦] - Nhị phân xuân sắc đáo hoa triêu phú [二分春色到花朝賦] - Nhật trường như tiểu niên phú [日長如小年賦] – Thạch hồ biệt thự phú [石湖别墅賦] - Trùng tu Báo Ân tự [重修報恩寺] - Bố khâm chất tiền phú [布衾質錢賦] - Văn kê khởi vũ phú [聞雞起舞賦] - Vũ Lăng ngư phủ nhập đào nguyên phú [武陵漁父八桃源賦] - Giả Đảo tế thi phú [賈島祭詩賦] - Đấu kê liên cú phú [鬪雞聯句賦] - Lãn tàn ổi cán phú [懶殘煨竿賦] - Vũ hầu miếu tiền cổ bách phú [武候庙前古柏賦] - Lương phu nhân thân chấp phù cổ phú [梁夫人親執桴鼓賦] - Thanh tiền học sĩ phú [青錢學士賦]… Tổng cộng 83 bài đều của các tác giả Trung Quốc. Cuối sách có 2 bài phú của Lương Thế Vinh: 1.Phú xuân sơn phú 富春山賦. Lương trạng nguyên hội thí Lê Quang Thuận ( khoảng 500 chữ ). Bài phú của Lương Thế Vinh đã làm trong khoa thi Hội mà ông được lấy đỗ Trạng nguyên. 2. Phi dương cầu điếu trạch trung phú 披羊裘釣澤中賦 Bài Điển tích lược biên kê tên các điển tích được dùng trong bài Thuỷ trúc phú ở mặt sau.” (Thọ, pp. 411-412). -
Thuỷ lục chư khoa
Xem Thọ, p. 411. -
Thừa sao duệ hiệu
“Bản sao các đạo sắc thần ban cho Linh Quốc hiển ứng đại vương thờ ở xã Phùng Xá, huyện Hoa Khê, phủ Lâm Thao. Đầu sách chép sắc phong thành hoàng không rõ của làng nào: “Sắc đức vua Muôn Khe Linh quốc hiển ứng hùng lược vĩ tích phong công an dân trợ thuận hậu đức chí nhân đại vương vua cả đương cảnh đại tướng quân uy dũng Chàng cả minh tự Chàng, chàng cả dâm di 滛移, chàng Nhị dâm vấn, Chàng ba vấn đôi, chàng út đôi đầu đại thủ lĩnh thập quan điền bà chúa đào tiên, cố sắc”. Ngày 21 tháng 5 năm Cảnh Hưng 31 (1770) (Cảnh Hưng 31 niên ngũ nguyệt nhị thập lục nhật). - Lại một sắc tương tự đề ngày 21 tháng 5 năm Cảnh Thịnh 4 (1796) triều Tây Sơn. Dưới có ghi: Lâm Thao phủ Hoa Khê huyện Phùng Xá xã xã trưởng Nguyễn Tuấn Tú. - Sắc Uy dũng chi thần nguyên tặng Hùng Kiệt hoằng vĩ cương phương chi thần hộ quốc tí dân nẫm trước linh ứng..... Đề năm Tự Đức 6 (1853) tháng giêng ngày 11. Cuối tập chép một số khoản trong Hương lệ, quy định các ngày tế lễ hàng năm như tế cầu phúc ngày 3 tháng Giêng … Nói chung tập chép này có giá trị (tên thành hoàng ghi ở đây rất lạ), nhưng chữ chép xấu, có chữ chép sai, như “phong tặng 封贈 ” thì chép nhầm thành chữ phong 風 là gió!” (Thọ, pp. 407-408).