Nam Sơn tùng thoại

Item

Title (Dublin Core)
vi Nam Sơn tùng thoại
vi-Han 南山叢話
Has Format (Dublin Core)
https://dzkimgs.l.u-tokyo.ac.jp/iiif/vnpf/nlvnpf/nlvnpf-0364/manifest.json
Creator (Dublin Core)
vi Nguyễn Đức Đạt soạn
vi-Han 阮德達撰
Description (Dublin Core)
vi “Nguyễn Đức Đạt (1825-1887), quê xã Hoành Sơn tổng Nam Kim huyện Thanh Chương nay là xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An; thám hoa khoa Quý Sửu Tự Đức 6 (1853), tự Khoát Như và Sĩ Bá, hiệu Khả Am và Nam Sơn chủ nhân. Tác phẩm ghi laị những ý kiến bình luận học thuật của ông, chủ yếu do các học trò của ông ghi chép , biên tập thành sách và góp tiền khắc in xong vào cuối năm 1880.
Đầu sách có bài Tựa của tác giả, đại ý nói: Những khi rỗi rãi ông thường trò chuyện với môn sinh, không ngờ họ quá nghe lời ông, cùng nhau tập hợp những lời nói ấy thành sách. Bản ý ông vẫn không muốn truyền lại, nhưng học trò ba bốn lần nài ép khiến ông phải ưng thuận. Vì tính chất góp nhặt các câu nói như vậy cho nên đặt tên sách là Nam Sơn tùng thoại. Đó là lời khiêm tốn của ông, nhưng học trò thì đánh giá rất cao lời dạy của thầy, coi như “rùa thiêng ngọc quý”. Bài Tựa thứ hai do Tiến sĩ Đinh Văn Chất đề ngày 16 tháng 9 năm Tự Đức Kỷ Mão (10-1878) viết thay lời học trò ông là những Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân đã tham gia biên tập sách này. Bài Tựa có đoạn viết: “ Rùa thiêng ngọc quý ai cũng muốn có, lấy ta suy ra người, đâu dám bảo ý thích của người khác không giống như mình, sợ rằng người đến mượn về sao chép ngày một đông, bản chính làm sao có thể cung ứng cho khắp được, vì vậy nhiều lần xin phép thầy cho in để lưu hành…. Những người cùng ý thích với chúng tôi, ngẫm nghĩ lời thầy nói, hiểu thấu tại sao thầy lại nói thế, để từ trong bụi rậm (tùng ÂO trong tùng thoại ÂO áĩ, nghĩa là lan man, rậm rạp) mà hái lấy tinh hoa, thì cây lý cành văn có lẽ do đó mà bắt rễ được chăng?”. Cũng trong bài Tựa, Tiến sĩ Đinh Văn Chất cho biết: “ Sách biên tập xong đã được Tiên sinh giám định”.
Toàn bộ gồm 4 quyển, chia làm 32 thiên:
Q.1: Học vấn - Đại đạo - Thư tịch - Văn chương – Sư hữu –Chí hạnh – Sư ngôn – Đức tính – Tài tình –Sĩ tiến (10 thiên)
Q.2: Trị đạo – Pháp chế –Chính thuât – Binh yếu –Quốc dụng –Hình thưởng –Lễ nhạc –Tri nhân (8 thiên)
Q.3: Nhậm sử – Quân đạo – Thần liêu – Tự luận –Thánh hiền – Thuật nghiệp –Bách gia –Thiệp thế (8 thiên)
Q.4: Danh phẩm – Vận số – Phúc đức – Bình cư – Cách vật – Đàm dư – (8 thiên)
Hệ thống các chủ đề như vậy có thể nói bao quát phạm vi rộng lớn những quan điểm nhân sinh xã hội, tư tưởng triết học của tác giả. Là một nhà Nho cố nhiên Nguyễn Đức Đạt ưu tiên cho những ý kiến của Nho gia, nhưng trong tác phẩm này chúng ta còn đọc thấy Nguyễn Đức Đạt đề cập đến các trường phái tư tưởng khác, có nhiều ý kiến bình luận đối các quan điểm của Bách gia Chư tử như Mặc gia, Pháp gia, Đạo gia, Âm dương gia v.v.., Đó là một trong những nét đặc sắc nhất đã đặt Nguyễn Đức Đạt vào hàng những nhà trí thức có tư duy độc lập rất đáng chú ý ở nửa sau thế kỷ XIX mà Nam Sơn tùng thoại là tác phẩm chính của ông.” (Thọ, pp. 260-261).
Place (Dublin Core)
vi-Han [S.l.]
Publisher (Dublin Core)
vi Nam Sơn đường bản
vi-Han 南山堂板
Subject (Dublin Core)
Literary collections (tập 集)
Is Part Of (Dublin Core)
NLV
Date Issued (Dublin Core)
en 1880
vi Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt cung thuyên
vi-Han 嗣德三十三年十一月恭鎸